Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.
Sau khi post bài khoe rừng hương thảo và thảo mộc trên sân thượng, mình ko nghĩ có quá nhiều người quan tâm đến vậy. Mặc dù đêm qua đã cố trả lời hết comment và inbox cho đến thời điểm đó mà sáng nay dậy lại thấy quá trời comment và inbox hỏi kinh nghiệm. Việc trả lời từng người sẽ là quá sức đối với mình vì vậy mình sẽ tổng hợp lại tất cả những kinh nghiệm mà mình đã tự trải nghiệm và quan sát, đúc rút từ những người chơi khác nha.
1. Cây giống
Hiện trên thị trường có 2 nguồn cây giống chủ yếu là từ Đà Lạt và từ Bắc Ninh
1.1 Đặc điểm nhận biết
- Cây giống từ Đà Lạt thường 1 chậu sẽ có nhiều cây, lá cây dài, mềm, xanh mướt và rất thơm, ko cần chạm cũng có thể thấy mùi hương tỏa ra. Cũng có loại thân hóa gỗ cứng cáp thì lá sẽ nhỏ hơn nhưng đặc điểm chính vẫn là 1 chậu thường trồng 3 – 5 gốc.
- Cây giống từ Bắc Ninh thường 1 chậu là 1 cây, dù cây giống nhỏ xíu hay cây gốc to. Dáng cây đẹp, lá nhỏ màu xanh thẫm, mọc dày đặc, thường chạm tay vào thì rất nhiều tinh dầu, chỉ thơm khi có tác động (chạm tay hoặc tưới nước).
1.2 Những lưu ý
- Giá thể để ươm các cây giống ở ĐL thường là xơ dừa (nhẹ), một số nơi là đất đỏ (nặng hơn). Ưu điểm chung của 2 loại giá thể này đều là tơi xốp, giữ nước lâu. Khi mua cây này về ko nhất thiết phải thay chậu và thêm giá thể ngay; rất nhiều chậu như này ở nhà mình đã 3-4 tháng, hàng ngày mình chỉ tưới nước nhưng thấy cây vẫn phát triển tốt. Còn nếu các bạn muốn thay chậu cho cây thì phải đảm bảo chậu và giá thể đều phải thoát nước tốt (khuyến khích thay chậu ngay để cây phát triển ổn định)
Khi thay các chậu cây này thì bạn chỉ việc chuẩn bị chậu và giá thể thoát nước tốt rồi nhấc hẳn bầu cây chuyển sang chậu mới rồi thêm giá thể đã chuẩn bị sẵn là xong.
Tâm lý mọi người cứ nghĩ cây phải già và phải được thuần khí hậu thì mới ko chết, nhưng điều này hoàn toàn ko đúng, vì mình đã từng chăm đủ loại cây giống hương thảo của ĐL, từ cây non tơ, cành vẫn còn trắng và mỏng manh cho đến các cây già thì tỉ lệ sống là 100%, và cũng ko cần thuần dưỡng gì hết. Hương thảo vận chuyển từ ĐL ra HN thường sẽ bằng xe lạnh, nhận cây là mình tập kết tạm ở phòng chờ trên sân thượng, rồi có thời gian là mình quăng hết ra ngoài sân để tiện tưới ngay (dù trời nắng nóng giữa mùa hè 40*). Nên mình khuyên những bạn mới chơi nên tìm mua hương thảo ĐL nha.
- Đa phần các cây to, dáng đẹp, bao gồm cả cây dáng tree được trồng ở Bắc Ninh đều được trồng từ ruộng. Cây phát triển tốt, lớn nhanh, đẹp khi ở môi trường ruộng ổn định. Vì vậy, khi xuất bán, họ sẽ phải đánh cây từ ruộng lên. Khi đó sẽ có 2 vấn đề xảy ra với cây: 1 là quá trình đánh cây sẽ làm đứt phần lớn rễ; 2 là đất ruộng thường bết, bí (nếu ở môi trường ruộng với mức nước luôn ổn định thì đất sẽ vẫn đủ độ mềm để rễ phát triển) nhưng nếu trồng trong chậu, người chơi ko duy trì được lượng nước đều thì sẽ có 2 khả năng xảy ra: tưới nhiều nước khiến đất úng và trong chậu bí nên cây sẽ bị úng rễ; hoặc nếu tưới ko đều, đủ nước thì những chỗ đất thiếu nước sẽ cứng lại, ko còn khả năng ngấm nước nữa (nên nhiều khi tưới ào thì thấy nước cũng thoát ra ngoài ào ào lại cứ nghĩ đất thoát nước tốt, thực chất lúc này nước chảy ra xung quanh chậu chứ ko hề ngấm vào gốc), lúc này đất cứng cũng sẽ bít hết rễ, rễ ko thể di chuyển để tìm nguồn dinh dưỡng nên cũng sẽ từ từ mà chết. Và thường những cây như này mua về cũng sẽ ko chết ngay, mà phải 1 thời gian sau khoảng 2-3 tháng hoặc lâu hơn nữa thì cũng chỉ được 6 tháng là cây sẽ ra đi. Tâm lý mọi người thường thấy cây ko chết ngay, vẫn đẹp 1 thời gian nên thường tự đổ lỗi cho mình ko biết chăm và sẽ nản dần.
Nhưng phải công nhận các cây này đẹp thật, ko có được em nó thì cũng hơi phí. Nên việc đầu tiên khi mua các em này là cần kiểm tra ngay giá thể và cần phải thay giá thể ngay. Thường sau khi đánh từ ruộng lên thì nhà vườn cũng sẽ trộn giá thể khá tơi gồm nhiều trấu để trồng vào chậu, nhưng bản thân bầu cây vẫn giữ nguyên đất ruộng nên dù thấy bề mặt chậu tơi xốp mà bê chậu vẫn nặng thì nhất định phải giũ bầu thay đất nha. Khi thay bầu đất này, mọi người cần xịt nước làm mềm bầu đất và bóp từ từ để đất rơi ra (nhẹ tay, tránh làm đứt quá nhiều rễ), hoặc cũng có thể lấy vòi nước mạnh, xịt quanh bầu đất để đất tự trôi ra. Sau đó trồng lại vào giá thể thoát nước tốt, tưới kích rễ, để chỗ mát và theo dõi. Nếu cây có hiện tượng teo lá thì cần phun nước vào toàn bộ thân lá rồi chụp túi bóng lại để tránh mất nước. Hoặc để hồi phục bộ rễ nhanh thì mọi người có thể trồng tạm bầu vào chậu cát và giữ ẩm thường xuyên. Việc chinh phục các em này thì phải cần những người thực sự cứng tay, đã từng trồng các loại cây khác để thuần thục trong việc bóc tách và thay chậu như trên, cũng như phải có đủ kinh nghiệm để theo dõi tình hình ổn định của cây để điều chỉnh kịp thời. Nên những người mới hoàn toàn ko nên thử sức với cây này nha (nếu như chỉ có nhu cầu trưng và ngắm em nó thời gian ngắn thì được ạ, nhưng thật sự rất phí cây).
- Ngoài ra, hiện cũng có một số vườn quy mô nhỏ tự giâm cây để bán, nếu việc giâm và chăm cây trong chậu từ nhỏ thì cũng có thể khá yên tâm để mua.
2. Giá thể
Chắc hẳn nhiều người khá lạ với khái niệm này khi thấy mình luôn nhắc đến từ thay giá thể chứ ko phải thay đất.
Giá thể là từ chỉ chung cho hỗn hợp dùng để trồng cây, đất chỉ chiếm một phần trong giá thể này và có một số loại cây trồng hoàn toàn ko cần tẹo đất nào.
Giá thể trồng hương thảo cần thoát nước tốt nên những ai đã từng trồng hồng thì hoàn toàn có thể sử dụng giá thể trồng hồng (nếu đã trộn đúng cách) để trồng hương thảo.
Để có thể có được giá thể trồng hương thảo chuẩn thì mọi người trộn theo tỉ lệ xấp xỉ như sau:
Đất/Tạo tơi xốp/Phân chuồng: 50/40/10. Trộn kèm trichoderma (phòng nấm) nếu muốn.
Đối với những vùng mưa nhiều thì cần giảm đất, tăng độ tạo xốp để đảm bảo cây vẫn được thoát nước tốt.
- Đất có thể dùng đất đỏ bazan, đất vi sinh (các loại đất trộn sẵn trên thị trường), trừ đất sét và đất tribat.
- Tạo tơi xốp: trấu (hun hoặc tươi đã ủ), mùn dừa (đã qua xử lý), xỉ than đập nhỏ, cát, vỏ lạc đập nhỏ, vỏ thông size nhỏ, đá perlite, đá pumice size nhỏ…
- Phân chuồng: phân bò/gà/dê/ngựa/thỏ… đã được ủ hoai
Tùy từng điều kiện, mọi người có thể trộn cho mình 1 hỗn hợp giá thể riêng với tỉ lệ cơ bản như trên là tạm ổn. Tuy nhiên, với mỗi loại giá thể lại có thêm 1 số lưu ý như:
- Các chất tạo tơi xốp như trấu, vỏ lạc, vỏ thông, mùn dừa… sẽ hoai mục theo thời gian nên chỉ sử dụng để trồng ngắn hạn, sẽ nhanh phải thay chậu vì sau một thời gian giá thể này sẽ xẹp xuống và gần như hết dinh dưỡng cho cây.
- Xỉ than, cát và các loại đá thì sẽ được lâu dài hơn, hầu như ko mất công thay giá thể nếu như cây chưa to, chưa cần phải chuyển chậu to hơn. Nhưng chi phí cho các loại đá khá cao, nếu trồng ít thì ko sao chứ trồng vườn rộng hoặc kinh doanh thì cũng là vấn đề lớn.
- Mùn dừa và đá bọt (perlite và pumice) có khả năng giữ nước tốt, thích hợp cho các vùng khô hạn, nắng nóng để ko phải tưới quá nhiều lần; nhưng lại cần hạn chế với những vùng mưa nhiều.
- Phân bò, dê, ngựa, trâu… dễ thu hút bọ cánh cứng và sản sinh ra con sùng (đối tượng này có hại cho rễ vì có khả năng sẽ ăn cả rễ cây) nên nếu dùng các loại phân này cần chú ý đặt chậu cây ở vị trí thật thoáng, tránh việc tưới đọng nước và giữ ẩm giá thể trong thời gian dài.
Riêng mình thì mình hiện đang trung thành với đất Namix (dù loại này cũng đã được trộn sẵn nhiều thứ nhưng mình vẫn phải trộn để có được giá thể hoàn hảo đối với mình). Công thức của mình như sau:
50 đất namix/ 25 trấu hun/ 15 đá perlite/ 10 phân gà dynamic của Nhật + một ít tricodema
Hoặc lúc nào ko mua được trấu hun thì mình trộn như sau:
50 đất namix/ 10 mùn dừa/ 10 vỏ thông/10 pumice/10 perlite/10 phân gà dynamic của Nhật (nhà có gì dùng nấy nên cho hết vào cho đẹp 😌)
3. Chậu trồng
Ngoài giá thể thoát nước tốt thì chậu cũng cần phải có nhiều lỗ thoát nước để đảm bảo nước thừa thoát hết ra ngoài, tránh tình trạng ứ đọng nước trong chậu.
Mình thì trung thành với chậu Monrovia chính hãng (có cả loại VN rẻ hơn nhưng xấu và chất lượng cũng kém hơn nha). Ưu điểm của chậu là nhiều lỗ thoát nước, là chậu nhựa nên nhẹ, thuận lợi trong việc vận chuyển, bền. Nếu trồng đồng bộ thì mình thấy khá đẹp.
Ngoài ra thì chậu đất nung cũng là lựa chọn hoàn hảo cho hương thảo. Chậu có nhiều mẫu đẹp, khả năng thấm nước ra xung quanh chậu nên cũng thoát nước tốt. Mỗi tội hơi nặng hơn và khó bê (nếu là chậu to) hơn chậu Mon và giá thành cũng cao hơn.
Để tiết kiệm chi phí thì mọi người cũng có thể trồng trong chậu E (chậu nhựa màu nâu), giá thành rẻ nhưng thường ko bền.
Nhiều người thích trồng hương thảo trong các chậu gốm sứ để tăng độ sang, đẹp cho cây nhưng lại thường gặp vấn đề với các loại chậu này. Bởi thường các chậu này chỉ có 1 lỗ thoát nước ở giữa đáy chậu, nên ko thể thoát được hết nước ở các ngóc ngách, góc cạnh của chậu, cũng ko tự thấm nước qua thành như chậu đất nung nên cây sẽ dễ bị úng rễ và chậu cũng khá nặng nữa. Nhưng nếu vẫn muốn trồng thì có thể khắc phục bằng cách khoan thêm nhiều lỗ thoát nước ở đáy và cạnh chậu (với những chậu nhiều góc cạnh); việc khoan này thì nên nhờ các chỗ bán chậu làm luôn, hoặc nếu tự làm thì cũng cần hết sức chú ý vì ko cẩn thận thì chậu cũng vỡ luôn 🤧
4. Điều kiện sống
Hương thảo ưa nắng và thoáng. Vì vậy càng chọn vị trí đón được nhiều nắng thì cây càng khỏe đẹp, nhanh lớn. Đủ nắng thì cây sẽ khỏe, sức đề kháng tốt cũng sẽ hạn chế được rất nhiều sâu bệnh.
Vị trí đặt chậu cũng nên kê cao, tránh đặt sát đất, dễ bị ẩm sinh ra nhiều bệnh.
Bạn cũng có thể đặt cây ở cạnh cửa kính nếu cửa kính nhà bạn rộng và cũng đón được nắng. Một số ban công ít nắng cũng có thể trồng được hương thảo nhưng hãy xác định là cây sẽ ko được mập mạp, mướt xanh như các cây đủ nắng nha. Nếu ko có nắng thì mình khuyên các bạn ko nên trồng, có thể giá thể của bạn thoát nước tốt, cây ko bị vấn đề về rễ, vẫn sống được, nhưng cây sẽ yếu và rất dễ bị nhiễm bệnh. Việc suốt ngày chữa bệnh cho em nó cũng khiến bạn stress đấy.
5. Chăm sóc
Khi đã đủ các điều kiện như trên thì việc chăm sóc hương thảo cực kì đơn giản. Có đơn giản thì mình mới có sức mà chăm sóc cả một rừng vài trăm cây như vậy, đúng ko ạ? (Trong khi mình vẫn đi làm hành chính, vẫn phải chăm lo cho gia đình với 2 bạn nhỏ cần chăm sóc và dạy bảo mà ko hề có giúp việc).
Với giá thể thoát nước tốt và đủ dinh dưỡng như trên thì hàng ngày bạn chỉ việc tưới đẫm các chậu cây (đối với thời tiết bình thường), ngày 2 lần đối với những ngày quá nắng nóng hoặc hanh khô; hoặc cũng có thể 2-3 ngày mới phải tưới nếu trời mưa ẩm. Khuyến khích các bạn kiểm tra chậu và giá thể thường xuyên để tưới cho vừa đủ (dù giá thể chuẩn thì tưới nhiều cũng ko hề lo; vì vườn mình quá nhiều cây, ko thể kiểm tra được từng cây 1 nên mình thường nghe ngóng thời tiết và mỗi lần tưới là cứ phun nước ào ào bất kể cây nào)
Sau 2-3 tháng, bạn mới cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ (tuyệt đối ko dùng phân hóa học vì ngoài việc khó kiểm soát lượng bón, dễ làm cây sốc phân thì phân hóa học cũng sẽ khiến giá thể trồng bị chai cứng, ko giữ được độ tơi xốp). Các loại phân nên dùng: gà dynamic, đạm cá, đậu tương ủ, dịch chuối, humic… Nếu ít cây thì có thể pha loãng nước vo gạo để tưới hàng ngày cũng rất tốt cho cây.
Thường xuyên cắt tỉa khi bạn thấy các cành cây đã dài, cắt tỉa sẽ giúp cây cứng cáp và sum suê hơn vì từ các vết cắt, các nhánh mới sẽ mọc lên.
Để hương thảo khỏe và thơm hơn thì các bạn cũng có thể bón vỏ trứng xung quanh gốc cây. Nhưng chú ý vỏ trứng cần được làm sạch trước khi bón, tốt nhất là nên dùng vỏ sau khi vừa tách lòng trứng và đem nướng hoặc sấy khô, sau đó xay vụn hoặc giã nhỏ rồi bón thì vẫn giữ được protein còn sót lại mà lại đảm bảo an toàn cho cây, tránh nấm mốc. (Mình thì ko làm công đoạn này vì quá cầu kì nhưng đã rất nhiều bạn làm và cho phản hồi tốt).
6. Phòng và chữa bệnh
Như mình đã đề cập, nếu cây đủ nắng thì sẽ khỏe, đề kháng tốt và phòng tránh được các loại bệnh. Trộm vía các cây ở nhà mình đều khỏe mạnh, chưa từng thấy cây nào bị làm sao cả nên mình cũng ko có nhiều kinh nghiệm về các loại bệnh lắm.
Duy nhất có 1 lần nhập cây từ ĐL, đúng vào giai đoạn mưa ẩm ròng rã cả ở trong ĐL, cả ngoài HN, nên các chậu cây bị dính nước mưa lại được nhét chung 1 thùng om trên xe 2 ngày, về đến HN cũng vẫn mưa ẩm nên các em í bị dính nấm và lây cho nhau khá nhanh. Triệu chứng: toàn bộ lá ở gần gốc cây bị thối nhũn, một số cành thấy sùi bọt trắng, cho tay vào vuốt nhẹ thì cả 1 đoạn lá xanh ngay trên phần lá bị nhũn cũng rụng lả tả. Lần đầu tiên thấy cây bệnh như vậy mình cũng lo lắm, ko cần biết chính xác là bệnh gì nhưng rõ ràng là bị nhiễm nấm nên mình cách lý đám cây này, rồi dùng tay tuốt sạch tất cả đoạn lá bị nhiễm bệnh, tuốt đến đoạn nào mà lá vẫn bám chắc, ko tự rụng được nữa thì thôi. Lúc đầu mình dự định thay chậu hết cho tất cả đám đấy rồi trộn tricodema vào giá thể để chữa và phun cả trico vào cây nữa. Làm được một số cây thì thấy hơi nản nên mình quyết định số còn lại sẽ ko thay chậu nữa, mà vẫn nhặt sạch lá bệnh rồi rắc vôi trực tiếp từ đoạn cành bị bệnh và quanh gốc cây. Và cuối cùng thì tất cả các cây đều được cứu, và vẫn sống khỏe đến tận bây giờ ở nhà mình.
Một loại bệnh mà mình thấy khá nhiều người đăng bài hỏi, đó là rệp đen. Mình có để ý thì đa phần các nhà có cây bị rệp đen thường đặt cây ở sân dưới nhà, vị trí ko được thoáng. Rệp đen phát triển rất nhanh, hút hết tinh dầu của cây khiến lá chuyển sang xám mốc, nhìn cây như bị bám muội, để lâu cây sẽ chết. Vì vậy nếu gặp rệp đen mà đủ kiên trì ko dùng thuốc thì bạn nên dùng vòi xịt áp lực mạnh hoặc đè cây ra tắm gội cho hết rệp, chỉ có cách kiên trì phun nước mạnh hàng ngày mới đuổi hết được rệp nhé.
Vì vậy, tốt nhất để ko phải chữa bệnh thì nên chuẩn bị cho cây 1 sức đề kháng thật tốt và hàng ngày khi tưới nước, hãy phun tưới cả lá để rửa sạch bụi bẩn và cũng là cách để đuổi các loại côn trùng gây hại bám ở cây.
7. Nhân giống hương thảo bằng giâm cành
Mình thấy khá dễ, cắm cành nào sống cành đó mà chẳng thấy phải làm gì đặc biệt nên cũng ko biết phải chia sẻ như nào.
Với mình thì từ cành già hóa gỗ, cành rậm rạp cho đến cành non, cành lơ thơ hay chỉ là chút xíu ngọn thì cứ cắm vào giá thể là đều thấy ra rễ hết, dù cắm vào đá, vào giá thể trộn hay vào các chậu cây hồng…
Tuy nhiên, để dễ thành công nhất cho các bạn, thì mình nghĩ nên cắt các đoạn cành bánh tẻ (ko non quá, cũng ko già quá) dài khoảng 15-20cm, rồi tuốt lá dưới gốc khoảng 3-4cm rồi cắm vào các loại giá thể thoát nước tốt (cát, mùn dừa, đá perlite, giá thể đã trộn…), để ở vị trí có ánh sáng (tránh nắng gắt) và giữ ẩm thường xuyên là được ạ. Trong đó mình thấy giâm vào cát và vào các chậu đang trồng sẵn cây là dễ và nhanh nhất.
Sau khoảng 10 ngày mà thấy lá vẫn tươi thì tỉ lệ thành công khá cao rồi đấy ạ, khoảng 14-15 ngày thì các cành bắt đầu có rễ nhưng nên để tầm 1 tháng để rễ nhiều chút thì mới nên trồng hẳn.
Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm hương thảo từ A-Z.Sau khi post bài khoe rừng hương