Mâm Cỗ Chiều 30Theo Truyền Thống, Lễ Cúng 30 Tết Còn Gọi Là Lễ Tất Niên T

MÂM CỖ CHIỀU 30

Theo truyền thống, lễ cúng 30 Tết còn gọi là lễ tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết và như năm nay là chiều 29 Tết. Cúng 30 Tết không chỉ là phong tục bao đời của người Việt mà còn là thời khắc con cháu thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ người đã khuất.
Truyền thống người Việt luôn coi trọng chữ hiếu, đây là một trong những đức tính được xem là quan trọng nhất của con người. Chính vì vậy, người Việt rất chăm lo trong việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cứ đến chiều ngày 30 tháng Chạp, mọi gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cúng Tết nguyên đán để rước ông bà. Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Mình vẫn chọn cúng chiều như mọi năm cho thời gian chuẩn bị thoải mái.
Vào ngày cúng tất niên, cả đại gia đình thường tụ tập, quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tổng kết lại một năm đã qua.
Mâm cúng ngày 30 Tết mang nhiều ý nghĩa to lớn. Ngoài ý nghĩa sum họp gia đình, bữa cơm tất niên còn là nghi thức chia tay năm cũ, chuẩn bị đón năm mới, mời ông Công ông Táo về tiếp tục cai quản bếp núc. Sau bữa cơm tất niên là lúc cả nhà chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa, cầu mong nhiều điều hạnh phúc, tươi đẹp. Đặc biệt, đây cũng là dịp để mời ông bà, tổ tiên và những người đã khuất về đoàn tụ với con cháu.
Mâm cơm mình gồm có:
- Tôm hấp
- Nem rán
- Chả tôm
- Bóng xào hoa lơ
- Canh măng
- Giò lụa
- Xôi gấc
- Hành muối
- Bánh trưng
Xôi mình nhấn khuôn chữ Thọ mong ông bà bố mẹ luôn mạnh khỏe, bình an. Xôi chữ tài vì năm nay con lớn thì đại học, mong con thi tốt