Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Từ dọn dẹp nhà cửa đến gột rửa trái tim.

Nhiều người nghĩ dọn dẹp nhà cửa là công việc lao động tay chân giản đơn và thấp kém, tất cả đều làm được nhưng chẳng phải ai cũng muốn làm. Người Nhật cho rằng, dọn dẹp nhà cửa không chỉ khiến người sống trong đó thấy hạnh phúc mà còn dạy cho con người hiểu về trách nhiệm với gia đình, xã hội và môi trường. Dọn dẹp không chỉ là việc thanh tẩy vết bẩn mà nó còn được coi là một hành động để bồi dưỡng vẻ đẹp nội tại của trái tim. Dụng tâm làm một việc nhỏ như lau dọn chính là cách tu hành để có được tâm thái tự tại, hoà ái của một người trưởng thành sâu sắc. Trong cuốn sách Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim, thiền sư Shoukei Matsumoto đã lý giải về công việc dọn dẹp thông qua 10 triết lý sâu sắc

1. Người không coi trọng đồ vật thường sẽ không tôn trọng người khác.
2. Thứ tạo ra cơ thể là ăn uống, vậy nên ăn uống qua loa cũng chính là đang tạo ra một cơ thể qua loa.
3. Tại những nơi liên quan đến nước, con người dễ bộc lộ bản năng. Nếu để phòng tắm ẩm ướt và nhớp nháp, tâm hồn cũng từ đó mọc rêu.
4. Không có nơi nào có thể khiến người nhìn cảm nhận được bộ mặt của ngôi nhà bằng nhà vệ sinh.
5. Những vật nên có, sẽ phải có, ở những nơi mà chúng nên ở. Vì vậy, chỉ chọn ra những vật cần thiết nhất và khiến ta cảm thấy thoải mái nhất khi ở chung với nó.
6. Có người coi chúng là rác, có người nhìn thấy chúng như rác. Chính bởi thế, đồ vật mới trở thành rác.
7. Bí quyết để giữ nhà cửa luôn sạch đẹp là hãy sử dụng theo cách không làm bẩn.
8. Bằng đôi tay của mình, hãy sử dụng cả trái tim, chăm sóc đồ vật xung quanh.
9. Người có cởi giày ra và không sắp xếp gọn gàng chính là người đang mang một trái tim lộn xộn và rối rắm.
10. Yếu tố cơ bản trong đón tiếp, trước hết bắt đầu bằng dọn dẹp.

Chúng ta vẫn hay xem nhẹ việc dọn nhà cửa, chỉ coi nó là một công việc đơn giản khi cần thiết mới phải làm mà quên mất sự giao tiếp với thiên nhiên, đồ vật cũng là một phương thức để chúng ta làm đẹp tâm hồn mình. Dọn dẹp giúp chúng ta giao tiếp với thiên nhiên và những đồ vật quanh mình. Nếu như bạn có thể tự nhủ với lòng mình rằng Mình muốn vừa ở nhà vừa bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, vậy thì chẳng phải việc nhà công việc thực hiện mỗi ngày sẽ trở thành công việc bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn hay sao Không phải cứ đến chùa mới có thể học tu hành. Thật ra, chỉ cần tâm chúng ta luôn hướng về cái thiện và nhìn đời bằng con mắt trân trọng tất cả những vật xung quanh ta thì việc gì cũng là tu hành.

Việc dọn dẹp hàng ngày không chỉ diễn ra vì ngôi nhà đã bẩn cũng chẳng phải vì bừa bộn, nó được tiến hành để loại bỏ những đám mây mù ẩn sâu trong trái tim, trong tâm hồn mỗi người. Mỗi một đồ vật đều mang một sinh mệnh, nếu chúng ta có thể coi trọng chúng, khi hỏng thì sửa lại và tiếp tục dùng, cách chúng ta đối xử với đồ vật cũng sẽ thay đổi, đồng thời cách chúng ta đối xử với những người xung quanh cũng sẽ thay đổi. Những việc nhỏ bé tưởng chừng là vô nghĩa như lau sàn nhà, phòng khách, nhà bếp,... Nếu được dọn dẹp bằng tất cả sự tỉ mỉ, khéo léo và đặt trọn cái tâm của bạn vào thì nhờ vào việc dọn dẹp ấy, tâm hồn của bạn cũng sẽ được gột rửa. Biểu hiện của một tâm trí lộn xộn sẽ được biểu hiện qua cách chúng ta sắp xếp những đồ vật xung quanh mình. Càng cẩu thả, càng bừa bộn cơ thể càng dễ bất an, tâm trí càng mỏi mệt.

Quét sân, cọ rửa sàn nhà, vệ sinh bếp núc, sắp xếp đồ vật mỗi một công việc đều có một ý nghĩa riêng, khi chúng ta chuyên tâm thực hiện thì dọn dẹp cũng chính là cách chúng ta nâng niu, trân quý và hoàn trả những lợi ích mà vật dụng trong ngôi nhà đã cung cấp. Thông qua dọn dẹp, bạn có thể dạy cho mình và con cái hiểu được giá trị của lao động và lòng biết ơn những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, dù chỉ là đồ vật vô tri vô giác.

Dọn dẹp không chỉ là nhiệm vụ, đó còn là thời gian để kết nối và yêu thương. Thiền sư Matsumoto cũng có một kiến giải thú vị rằng nên phân chia công việc dọn dẹp trong gia đình đều nhau, mỗi thành viên sẽ đảm nhận những khu vực mà bình thường họ không đảm nhiệm việc vệ sinh nơi đó. Có vậy, mỗi người sẽ biết ơn và quý trọng công sức của người khác hơn. Để người chồng lau dọn căn bếp, anh ấy có thể nhận ra hàng ngày vợ mình phải tốn biết bao thời gian, công sức để dọn dẹp sau mỗi bữa nấu ăn cho cả nhà. Để lũ trẻ lau dọn nhà vệ sinh, chúng sẽ hiểu được trách nhiệm của sự chia sẻ vì nơi được coi là mất vệ sinh nhất lại luôn là nơi phải giữ sạch nhất trong gia đình.

Thiền sư Matsumoto cũng cho biết, dù hàng ngày đều lau dọn, nhưng trong chùa vẫn sẽ có ngày tổng vệ sinh cuối năm vì nó mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn. Bởi đó chính là tượng trưng cho việc chúng ta loại bỏ tất cả những bụi bẩn dồn ứ và còn đọng lại trong tâm hồn suốt cả một năm. Gia đình nào chẳng tránh được đôi lần xung đột, thông qua dọn nhà ngày Tết, những gì xưa cũ mục nát sẽ được gột rửa, không còn để những trách giận, chán ghét, thất vọng đọng lại thành những vết cáu bẩn trong tâm hồn và gia đình mình nữa. Hãy luôn giữ gìn những buổi tổng vệ sinh cuối năm của gia đình, dọn dẹp tất cả những bụi bẩn trong ngày cuối cùng của năm để giữ gìn ngôi nhà như giữ gìn hạnh phúc của chúng ta.

Nếu nhìn lại thời thơ ấu, có lẽ chúng ta đều đã từng bị ba mẹ trách mắng vì bày bừa đồ chơi. Các bậc phụ huynh đều mong muốn con cái của mình trở thành người ngăn nắp, biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, biết thu dọn đồ đạc sau khi chơi bày nhưng lại không hướng dẫn một cách cụ thể cho con cái. Cha mẹ đều sẵn sàng dạy con cái nhiều kiến thức mới mẻ nhưng chưa từng xem trọng công việc dọn dẹp nhà cửa như một phần của quá trình nuôi dạy con cái. Phụ huynh thường chỉ ra lệnh, yêu cầu lũ trẻ phải thu dọn chứ chưa từng hướng dẫn con cái cách sắp xếp, phân loại đồ đạc tỉ mỉ và rõ ràng. Thật ra, mọi người luôn nghĩ công việc dọn dẹp là bản năng, nghĩa là cứ vơ tất cả, ném vào thùng, vào hộp, vào ngăn, miễn là căn phòng trở lại hình thức ban đầu.

Trong cuốn Nghệ thuật bài trí của người Nhật (The Life-Changing Magic of Tidying Up The Japanese Art of Decluttering and Organizing), tác giả Marie Kondo đã chia sẻ những cách hữu hiệu về nghệ thuật dọn nhà như sau Đầu tiên, hãy biết từ bỏ. Sau đó, dọn dẹp bằng cách phân loại. Bạn bỏ công sức ra để dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa, toàn bộ những vật dụng trong gia đình nhưng chỉ sau vài ngày, bạn thấy phòng mình, cả ngôi nhà của mình lại trở về bừa bộn như cũ. Hiệu ứng trở lại trạng thái cũ này là do chúng ta chỉ dọn dẹp một cách nửa vời. Chúng ta chỉ có một cách duy nhất để tránh khỏi cái vòng lặp lẩn quẩn đó là dọn dẹp hiệu quả trọn vẹn một lần, nhanh chóng hết mức có thể và ghi nhớ rằng trong quá trình dọn dẹp chúng ta chỉ có hai nhiệm vụ Từ bỏ đồ dùng và quyết định xem nên cất đồ dùng ở đâu. Chúng ta phải thực hiện cho xong nhiệm vụ thứ nhất một cách hoàn chỉnh nhất rồi hãy nghĩ đến thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Marie Kondo đã sáng tạo ra phương pháp dọn dẹp hữu hiệu và thông minh, giúp hàng triệu gia đình, hàng triệu đứa trẻ tìm thấy niềm vui dọn dẹp mang tên KonMari. Những nguyên tắc của cô rất đơn giản
- Dọn dẹp bằng cách phân loại những gì cần dọn dẹp và đừng quên phải tuân theo thứ tự.
- Xác định chỗ để cho mỗi đồ vật.
- Loại bỏ trước, cất giữ sau.
- Hãy theo đuổi sự tối giản.
- Đừng cất giữ rải rác.
- Đừng bao giờ chồng đống mọi thứ. Hãy cất giữ theo chiều thẳng đứng.
- Không cần những dụng cụ cất giữ đặc biệt. Cách tốt nhất để cất các loại túi là cho chúng vào một chiếc túi khác.
- Những thứ trên sàn vốn nằm trong tủ.
- Giữ bồn tắm và bồn rửa bát luôn ngăn nắp.
- Trang trí tủ đồ bằng những vật yêu thích.

Đối với trẻ con, hãy dạy chúng dọn dẹp từ giường ngủ đầu tiên. Cha mẹ nên tạo thói quen dậy sớm mỗi ngày trước 10 phút cho trẻ, ngay khi thức dậy, việc đầu tiên lũ trẻ cần làm là gấp và xếp gọn chăn ga, làm sạch tóc, bụi vương trên đệm. Sau đó, hãy dạy con cách giữ vệ sinh khu vực bàn học, sắp xếp và phân loại sách vở.

Công việc dọn dẹp không phải là một công việc tuỳ tiện mà nó tổng hợp rất nhiều kĩ năng và tư duy, đối với một người mà nói, biết cách dọn nhà là biết cách để nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, cha mẹ nên hiểu rằng Không có đứa trẻ nào sinh ra đã có tính sạch sẽ, gọn gàng mà điều đó cần đến từ quá trình nuôi dạy, trong đó việc dọn dẹp chăm sóc cho căn nhà phải được hình thành từ niềm vui.

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim

Dọn nhà, dọn cửa, gột rửa trái tim