#GửiTimThươngMếnThương mến gửi ông bà,Cháu đã hạnh phúc biết nhường nào khi cháu là

#GửiTimThươngMến

Thương mến gửi ông bà,

Cháu đã hạnh phúc biết nhường nào khi cháu là cháu của ông bà và càng lớn cháu càng ý thức rõ hơn niềm hạnh phúc tươi đẹp ấy.

Ông là trưởng ngành trong dòng họ và bố là con trai trưởng. Bố lấy vợ muộn rồi sinh cháu, cháu là cháu gái. Đến 8 năm sau, em gái ra đời, em cháu vẫn là con gái.

Nơi làng quê, khi nếp nghĩ "trọng nam, khinh nữ" vẫn ăn sâu vào đời sống, khi người ta vẫn nói câu ca dao:
"Chúng con là lũ vịt giời
Bé thời ăn hại, lớn thời bay đi…"
thì ở nhà mình, lạ thay, cháu chưa bao giờ phải chịu bất cứ thiệt thòi nào nếu chỉ bởi cháu là con gái.

Bà nội, ngày sinh cháu, mẹ vẫn đang ở cữ, bà đi chợ bán hàng về muộn. Bà vội về giặt tã lót cho cháu nhưng bà về thì đã thấy ông phơi xong đồ rồi. Ông bảo: "Chờ bà về thì cháu cởi truồng vì không có đồ mặc mất…"
Cháu hay cười khúc khích mỗi khi bà kể thế. Cháu thấy mình được yêu thương nhỉ?

Thế rồi, cháu lớn hơn, đi học mẫu giáo. Ông bắt đầu xuất hiện một nỗi lo sợ, sợ cháu ngã. Ông không lấy làm tin tưởng bất kỳ ai, thậm chí cả mẹ cháu. Mẹ bảo, mẹ trống tiết dạy, định đưa cháu đi học mà ông không đồng ý, ông lo mẹ làm cháu ngã.

Tuổi thơ cháu bắt đầu quay tròn theo vòng bánh xe đạp của ông, đi học, đi chơi, đi đánh đề (hề), đi qua những bãi ngô xanh cạnh sông Châu Giang để xem Nhà thờ ngày lễ Nô-en...
No-en nào cháu cũng mong được chờ đến 12h để xem Chúa giáng sinh trông động đá. Và bởi không bao giờ chờ được nên cháu mãi giữ niềm háo hức được ông cho đi chơi No-en mỗi dịp cuối năm.

Ngày lên lớp mầm lớn (Tiểu học), cháu vẫn tin sát cổ trên đời có chú Cuội và chị Hằng vì cứ đến đêm Trung thu là nhà có bánh kẹo rơi từ trên trời xuống. Lớn hơn cháu mới biết, chú Cuội, chị Hằng lại trông giống ông nội.

Lớp 5, nhà cháu chuyển lên thị trấn, ông không biết, chỉ có bà. Mẹ cháu bảo, nếu không có bà, nhà cháu chưa chắc đã chuyển đi.
Bà khuyên bố mẹ cháu phải đi, bà bảo rằng: "Mẹ cháu có thể tiếp tục phát triển hơn nếu mẹ cháu sống ở quê nhưng con bọn cháu, cái Trang khi nó lên cấp 3, con bé không thể đạp xe đi cả chục cây số đi học được. Lên thị trấn, cuộc đời hai đứa con nó mới khác."

Bà chỉ là một người buôn bán ngược xuôi vậy mà sao bà lại nghĩ được nhiều đến thế. Vậy mà, tại sao, bà có thể vì cháu để chấp nhận con cháu sẽ sống xa mình ngay cả khi lúc ấy, bố mình còn nghĩ phải sống với ông bà cả đời.
Cứ nghĩ đến điều ấy, cháu lại khóc, cháu khóc vì biết ơn bà, cháu khóc vì thương và nhớ bà nhiều.

Thi thoảng về thăm ông bà lại thấy cảnh ông bà ngồi đầu hè ngóng cháu, ngẩn ngơ. Nhà ông bà, con cháu ở xa, có hai chị em cháu là gần nhất nên ông bà có lẽ dồn hết tình thương cho chúng cháu.

Chưa bao giờ, cháu nghe thấy ông bà nhắc về chuyện nhà mình phải có con trai, phải có người nối dõi. Chắc, ông bà cũng mong cháu có nếp, có tẻ chứ chỉ là ông bà không thể hiện điều đó trước mặt cháu, càng không áp lực nên bố mẹ mình.

Bà luôn nhìn mình và bảo: "Vì cháu là cháu gái nên bà thương hơn." Bà thương, vì con gái sau khi lấy chồng ai biết đâu được sướng hay khổ. Bà thương vì xã hội vẫn định kiến với những đứa cháu gái. Bà thương vì bà lo bà không thể chờ đến ngày thấy cháu lập gia đình.

Giờ cháu đã 22, vừa ra trường. Ông bà vui khôn tả. Cháu đi làm nhưng chưa có nhiều tiền, à thật ra giờ thì chưa có luôn, bà bảo cháu, tiền quan trọng gì, miễn là có việc đi làm.
Lúc ấy, cháu như thể trút bỏ được tất cả lo lắng trong mình. Cháu vững tin hơn để làm điều cháu muốn vì đằng sau cháu vẫn là gia đình.

Bà mong cháu lấy chồng nhưng lại không mong cháu lấy chồng.
"Bà ít học nhưng bà nhìn thấy giờ cái gì cũng phải học mới làm được, cái gì cũng khó. Bà muốn thấy cháu lập gia đình nhưng như thế thì khổ quá, cháu cứ học lên cao nếu cháu đủ khả năng. Người ta bảo con gái học cao dở hơi, "cao không tới, thấp không thông" nhưng bà không thấy thế."

Rồi bà tính chuyện cháu đẻ con.
"Bà ít học nhưng bà thấy giờ nuôi con khỏe mạnh đã khó, lại còn phải cho học hành, dạy dỗ. Học bao nhiêu là thứ. Đẻ 2 đứa là cùng, nhiều quá không thể chăm sóc hết được."

Nhưng bỗng một hôm bà lại nghĩ khác:
"Ối giời, đời bà chưa thấy ai đi đẻ sướng thế, sướng như con nhà bà X hàng xóm. Đi đẻ trọn gói mấy chục triệu không phải lo gì, chỉ cần đến đẻ.
Giờ đáng đẻ 2 đứa thì đẻ 1 đứa thôi cho mẹ mạnh khoẻ. Đời giờ nó sướng thế đấy."
….

Khi viết lá thư này, cháu không nhớ hết từng kí ức của mình. Cháu không hay chụp ảnh mọi người trong nhà, cũng không hay viết ra bởi cháu muốn giữ mọi thứ cho mình và buộc mình phải nhớ.
À, cháu còn nhớ cảm giác ngày lớp 1, ông mua xe đạp 4 bánh cho cháu. Cháu phát khóc. Cháu lo. Cháu lo ông mất đi thì sẽ thế nào, cháu cứ nhìn cái xe đạp rồi lại sợ.

Nỗi sợ mất mát dù ở tuổi nào cũng không mất đi và ở tuổi nào cháu cũng không sẵn sàng cho mất mát. Cháu chỉ mong ông bà sống thật lâu.

Năm nào, cháu cũng về ăn Tết với ông bà, dẫu đa phần toàn đón giao thừa trong mơ (ngủ) với ông bà nhưng năm nào cháu cũng phải về. Cháu trân trọng từng giây phút ở bên ông bà.
Có giao thừa, cháu ngủ, cháu lười đi xuống nhà thờ. Lúc sau, bà có xuống, ông thấy bà ông mắng, sao bà lại để cháu ở nhà, đêm giao thừa nhiều pháo nhỡ cháu sợ cháu chạy đi.

Cháu cứ buồn cười mãi vì giao thứ pháo nổ, mấy con chó hay sợ nên chạy đi trốn. Nhưng cháu lớn rồi mà, lúc ấy cháu 20 tuổi rồi cơ.
….

Lướt IG của mình, cháu thấy một đoạn thơ lơ thơ cháu viết hôm rời nhà bà để về còn lên Hà Nội học:

Con lớn lên có những điều chẳng thích
Bước chân xa cũng có lúc muốn gần,
Thời gian trôi mải miết
Có những điều trở lại bằng...không.

Giá như, mãi mãi chúng ta được sống cạnh gia đình mà không cần lo sợ mất mát. Nhưng đôi khi, cháu lại nghĩ, đừng lo sợ nhiều thế, hãy cứ sống và biết ơn từng giây phút mình hạnh phúc.

Cảm ơn cuộc đời này vì cháu được là cháu của ông bà. Cảm ơn vì cháu đã được sinh ra là con gái.

#Hạnhphúclà #ThửtháchMùaHè #YêuBếp #EsheepKitchen

#GửiTimThươngMếnThương mến gửi ông bà,Cháu đã hạnh phúc biết nhường nào khi cháu là

#GửiTimThươngMếnThương mến gửi ông bà,Cháu đã hạnh phúc biết nhường nào khi cháu là

#GửiTimThươngMếnThương mến gửi ông bà,Cháu đã hạnh phúc biết nhường nào khi cháu là

#GửiTimThươngMếnThương mến gửi ông bà,Cháu đã hạnh phúc biết nhường nào khi cháu là

#GửiTimThươngMếnThương mến gửi ông bà,Cháu đã hạnh phúc biết nhường nào khi cháu là