#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebep
Hồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu bếp nhưng chưa thấy các thiết kế cho bếp 2 bên như nhà mình nên hôm nay mình xin chia sẻ thêm cùng mọi người.
Bếp nhà mình diện tích khoảng 7m2. Một bên mình làm khu nấu và một bên là khu rửa và sơ chế.

1. Khu rửa và sơ chế

- Tủ dưới mình để thùng đựng gạo, Máy rửa bát, bồn rửa, và giá để dao thớt + đồ vệ sinh. Với thùng đựng gạo mình mua loại nhỏ để 10kg gạo gắn liền tủ luôn rất tiết kiệm diện tích mà kín tránh gạo bị ẩm mốc hay bị con gì chui vào. Máy rửa bát thì nhà mình mua loại 13 bộ nên chiều cao bếp nhà mình là 90cm. Mới đầu ai cũng bảo sao cao thế nhưng một số bạn bè đến chơi thì chiều cao từ 1m55 đến 1m7 mọi người đều bảo cảm thấy thoải mái hơn nên ai làm bếp có thể lưu ý chỗ chiều cao bếp này để tránh đứng nấu nướng nhất là rửa đồ đỡ bị cúi mỏi. Tiếp đến là bồn rửa: Nhà mình sử dụng bồn 2 chậu không có bàn chờ. Với chậu rửa thì mình vẫn ưu tiên chất liệu inox hơn đá vì đá sau 1 thời gian sử dụng việc làm sạch sẽ mất thời gian hơn so với inox. Nhưng nếu chọn inox thì nên chọn loại inox 304 để tránh han rỉ, ố bẩn trong quá trình sử dụng. Thường thì những đồ không cho vào máy rửa bát được mình vẫn lau khô và cất tủ luôn cho gọn gàng. Bên dưới bồn rửa mình để chậu rổ, túi nilon và thùng đựng rác gắn tủ, có nắp. Mình gom rác vứt vào cuối mỗi ngày nên khoang tủ không hề bị mùi. Trong cùng mình để ray kéo đựng dao, thớt và đồ vệ sinh, tẩy rửa rất tiện để sơ chế đồ ăn và lau dọn khu bếp. Chỉ cần quay người bê đồ sơ chế sang phía bên kia là chuẩn bị nấu được rồi.
- Tủ trên thì mình chuyên để đựng bát đĩa, cốc chén. Những bát đĩa thường xuyên sử dụng thì mình để trên giá còn đâu mình cất hết vào các ngăn tủ. Với giá bát mình chọn giá bát cố định cho đỡ vướng và tránh rủi ro rơi vỡ. Nhưng phần cánh thì mình chọn tay nâng để việc cất bát đĩa nhanh chóng và thuận tiện hơn với cánh đóng mở.

2. Khu nấu
- Tủ dưới: Mình quyết làm toàn bộ phía dưới là ngăn kéo và chia nhỏ các ngăn theo mục đích sử dụng. Việc dùng ngăn kéo sẽ giúp mình để được rất nhiều đồ mà lại dễ dàng nhìn và lấy đồ ra. Trước khi đóng bên tủ này mình ngồi liệt kê ra tất cả những đồ mình có rồi tính xem cái gì sẽ để ở đâu, kích thước, tải trọng bao nhiêu rồi mới làm việc với bên thiết kế về phần công năng. Ai nhìn cũng bảo sao tủ chia nhỏ thế nhưng mọi người xem ảnh sẽ thấy nó gọn và tiện ích vô cùng. Phía ngoài cùng mình để giá đựng gia vị. Nếu thừa chỗ có thể để 1-2 cái cốc đựng dụng cụ nấu ăn ở đây sẽ rất tiện khi nấu nướng. Tiếp theo là lò nướng rồi đến các ngăn kéo đựng thìa đũa, xoong chảo, hộp, đồ làm bánh, trà cafe,... Cái này thì tuỳ nhu cầu sử dụng mà mình chia ngăn. Trên mặt bàn thì mình bày ra các đồ thường xuyên sử dụng ( vì sở thích và mình cũng ngại lấy ra lấy vào mấy đồ nặng này) . Với bếp thì mình chọn toàn bộ bếp từ chứ không chọn bếp kết hợp từ và hồng ngoại vì trước nhà mình dùng bếp hồng ngoại thấy bếp bẩn, khó làm sạch mà đặc biệt là nó làm đen đít xoong chảo. Hơn nữa bếp hồng ngoại nóng lâu nên cũng dễ gây bỏng hơn nếu mình không để ý. Với khu nấu này thì sau khi liệt kê đồ bếp các bạn nhớ xem xem mình cần bao nhiêu cái ổ cắm để đi dây ngay từ đầu nhé. Khoản này khá cần thiết nhưng ít ai để ý lắm.
- Tủ trên: Phía tủ trên thì mình chuyên cất đồ khô. Ở giữa mình để ô trang trí nhưng nếu nhà nào sử dụng lò vi sóng thì có thể bố trí ở trên như vậy cũng ổn. 2 ngăn cuối sát tủ lạnh thì mình cất các máy làm bếp loại nhỏ và màng bọc thực phẩm.
- Với tủ lạnh nếu nhà bạn để được cùng bên với bồn rửa sẽ tiện di chuyển hơn.

3. Đá mặt bếp:

Đá bếp nhà mình chọn đá trắng cho căn bếp thêm sáng và rộng. Nếu sử dụng đá sáng màu thì mọi người lưu ý mua đá nhân tạo loại tốt. Mình tham khảo thì thấy đa số đánh giá tốt nhất hiện giờ là Vicostone. Nhà mình thích vân mây nên chọn đá của Timestone vì chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên sau 1 thời gian sử dụng cả hai loại thì mình nhận thấy rằng nếu trong khả năng cho phép hãy đầu tư 1 lần cho Vicostone. Quan trọng nhất khi sử dụng đá sáng màu là mình sẽ phải để ý các vết bẩn kỹ hơn và lau sạch ngay sau khi bị dây các vết bẩn có màu ra.
Ngoài ra với chi phí thấp hơn mình có thể chọn đá Kim sa trung cũng rất tốt nhưng điểm trừ duy nhất của nó chỉ có màu đen. Khoản này các bạn.

4. Tủ gỗ:

Nhà mình chọn tủ bếp gỗ An Cường chống ẩm lõi xanh với phần khung là MFC và phần cánh là MDF chống ẩm. Mình được bên thi công tư vấn MDF đặc hơn, bám vít tốt hơn nên sử dụng làm phần cánh sẽ tránh bị xệ cánh, còn MFC thì cứng hơn, chịu lực tốt hơn nên sử dụng làm phần khung sẽ tránh bị võng sau thời gian dài sử dụng. Sử dụng vật liệu như này sẽ tận dụng được ưu điểm của cả 2 loại gỗ với mức chi phí hợp lý nhất thay vì chỉ làm toàn bộ bằng MDF hoặc MFC.

5. Phụ kiện bếp:

Cá nhân mình sử dụng ray kéo, bản lề,.. của Cariny thấy chất lượng ổn so với giá thành, không có gì để chê. Nhưng nếu có điều kiện đầu tư thì bạn cứ sử dụng của Häfele, Blum. Ray đẩy nhẹ, êm và trơn hơn hẳn. Các phụ kiện inox 304 tự đóng thì về độ tinh xảo không thể bằng hàng hãng, con về chất lượng sử dụng lâu dài thì mình chưa kiểm định được.

6. Sắp xếp nhà bếp

- Hộp đựng đồ ăn tủ lạnh: Lựa chọn hàng đầu vẫn là Tupperware. Nhưng 2 bộ mình thấy nên mua và đáng tiền nhất là bộ hộp để đồ ngăn đông, và hộp đựng rau củ. Còn những loại hộp còn lại mình thấy cũng không quá cần thiết. Với đồ đựng ngăn đông các bạn mua thêm cuộn băng dính trắng như hình mình chụp để ghi nhãn bên ngoài hộp sẽ giúp tìm đồ nhanh hơn.
- Hộp đựng đồ khô mình mua của baya giá thành rẻ, hộp đẹp và cũng khá kín tuy nhiên chất liệu nhựa mỏng, dễ vỡ. So với giá tiền bỏ ra thì mình thấy hợp lý. Nhà mình có sử dụng hộp của Joshep thì thấy hộp đẹp, chất lượng tốt hơn, kín khi hơn, giá thành cũng cao hơn nhiều nhưng thú thật là mình thấy không cần thiết. Một tip nhỏ là bạn có thể sử dụng lá nguyệt quế khô cho vào mỗi lọ và ngăn tủ đựng đồ khô để tránh các con mọt xuất hiện. Nếu sợ hộp ẩm mình mua thêm gói chống ẩm ở các hiệu làm bánh cho thêm vào. Giá thành cũng rẻ lắm mà giữ đồ được khô hơn.
- Rổ nhựa chia ngăn, đựng đồ nhà bếp thì mình dễ dàng mua ở các cửa hàng đồ nhựa ngoài chợ như nhựa của Duy Tân hoặc mua ở các siêu thị bán đồ Nhật đều được. Khoản này thì không cần thiết phải nhựa quá đắt tiền. Mình còn tận dụng các hộp giấy để chia ngăn đựng đồ cho tiết kiệm chi phí.

7. Ngoài phần bếp chính nhà mình còn làm 1 hệ tủ bên ngoài logia vừa để máy giặt/sấy cho gọn vừa tận dụng làm khu bồn rửa sơ cua và nấu nướng khi nhà có khách. Bên ngoài logia vì là khu giặt, phơi đồ và tránh mưa hắt vào thì mình chọn chất liệu tủ nhựa để chống ẩm tuyệt đối. Chậu rửa thì mình chọn loại 1 hố để tiện giặt sơ quần áo bẩn và rửa những xoong nồi to. Chia sẻ thêm 1 chút với khu giặt thực sự là nếu được các bạn hãy đóng hệ tủ sẽ rất gọn và sạch sẽ. Do ở bên ngoài trời nên các bạn nên đóng cánh cho đỡ bụi bẩn. Việc không có cánh nhìn mới sẽ đẹp và tiện hơn nhưng về lâu dài bụi bám mà mình không có thời gian lau sẽ rất bẩn.

Hi vọng bài chia sẻ của mình sẽ giúp những ai đang và sắp làm bếp mới có thêm những thông tin hữu ích.

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu

#thietkebepHồi bắt đầu làm bếp mình cũng đã tham khảo các bài thiết kế bếp trên Yêu