#Thửtháchtết2022 #ĐóntếtbiếtđủGenz - Tết Xanh - Tết Hiện Đại#Tếttáo

#ThửTháchTết2022 #ĐÓNTẾTBIẾTĐỦ

GENZ - TẾT XANH - TẾT HIỆN ĐẠI
#TẾTTÁOQUÂN
Hôm nay là 23 Tháng Chạp - Ngày Ông Công Ông Táo. Em thường xuyên được nghe nhiều câu chuyện về thờ cúng nói chung và trong đó có thờ ông công ông táo

Mọi người sống ở Saigon: bạn ơi, tại sao ở trong này họ có bàn thờ trong bếp? thờ táo quân mà ngoài bắc không có?Mình thờ họ nói sai? Với cá thì nên mua cá giấy đốt hay mua cá sống hả bạn?

Thực ra, mọi người thờ ở đâu cũng được không sai-đúng gì ở đây cả. Trong nhà có hai nơi được xem là nơi giữ hoả. Đó là bàn thờ và bếp. Hoả là dương nên khi mới xong nhà người ta rất coi trọng hoả để về nhà mới, nhà em giữ hoả xông nhà mới 3 ngày đêm. Thờ cúng và di chuyển bếp về nhà mới chính là như vậy đó ạ

Bỏ qua ban thờ, chúng ta là YBer nên em nghiên cứu về bếp nha

Diễn tả điều này rất khoai ạ nhưng em xin đưa góc nhìn của em để mọi người hiểu rõ hơn. Bếp ở Hà Nội không có ban thờ, ở đây bếp nó đúng theo công năng của bếp nên người ở Hanoi thường có xu hướng xem trọng chuyện ăn cơm cùng gia đình. Bật mí gia đình em cũng là một gia đình 50% Bắc

Bếp ở Saigon và một vài nơi, họ đặt ban thờ, tức là ngoài hoả của bếp ra vẫn còn năng lượng từ việc hương khói. Nên việc nấu nướng, ăn cơm ở nhà sẽ không còn nặng nề nữa. Thay vào đó họ có thể thi thoảng ra hàng hay những cuộc hẹn họ, tiếp khách ở ngoài

Dĩ nhiên em gọi đây là văn hoá và góc nhìn cá nhân em, và dù là gì đi chăng nữa nó vẫn ổn. Thế nên nhiều bạn hỏi em về du lịch-nghỉ dưỡng thì em nghĩ khu vực miền trung và miền nam vẫn là khu vực phát triển tốt vì dù sao ở đây bếp được thay vào hương khói thì bếp không cần hoả nhiều từ việc nấu nướng nữa

Còn câu chuyện về cá chép Tìm hiểu về táo quân, có rất nhiều thuyết nhưng nhiều người cho rằng đánh nhau bỏ đi, có nói do nghèo khổ mà rời đi...việc đó không quan trọng vì đó là truyền thuyết chứ không phải lịch sử

Nhưng đều có một tình tiết chung là cả 3 đều chết cháy. Vì ngày xưa bếp của chúng ta là ba viên gạch đặt vị trí 120 độ so với nhau, vì vậy ông bà ta cứ đâu có ba viên gạch, ba viên đá xếp lại là bếp. Lâu ngày nó bị đen thì có thể họ mới dùng hình tượng ba vị kia để viết ra truyền thuyết táo quân

Còn cá chép là phương tiện đưa táo lên chầu. Ngày xưa họ giải thích mưa bằng việc rồng phun nước, năm đó hạn hạn nên Ngọc Hoàng có tuyển vị trí rồng bằng thử thách vượt vũ môn. Trong các loài seafood ngày đó chỉ có cá chép là vượt qua nên cá chép được coi là linh vật của các táo. Thế nên nếu để hỏi cá giấy hay cá thật thì em nghĩ nên làm cá thật. Và nếu thả thì bỏ túi bóng trên bờ r thả nha

Câu chuyện cá chép sẽ có hai tác dụng
- Phóng sinh. Thay vì việc mua một tờ giấy hình cá rồi đốt không khác gì đốt tiền thì mất tiền để thay vào đó phóng sinh cho tự nhiên vẫn tốt hơn
- Cá chép bỏ túi ni lông nó mới vượt được vũ môn. Mọi người nhét cả túi thì nó chết m** mất chứ bơi sao được mà đòi vượt vũ môn

Hy vọng góc nhìn của em sẽ đóng góp cái gì đấy đến với thế hệ trẻ tiếp theo sẽ giữ gìn và phát triển các phong tục tập quán ông bà để lại nhưng không đóng góp túi nilong và chất thải từ việc đốt vàng mã

Em chúc cả nhà YÊU BẾP✅ (Esheep Kitchen family) một ngày cúng đưa Ông Công Ông Táo thật ý nghĩa và thật “Xanh” từ truyền thống đến hiện đại

#Ươmmầmvuimới #TếtSốngXanh

Mọi hình ảnh và nội dung bài viết tham dự Thử Thách “Đón Tết Biết Đủ” đều thuộc bản quyền của nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen Family). Các đơn vị truyền thông muốn chia sẻ thông tin vui lòng liên hệ fanpage Admin Yêu Bếp để được hướng dẫn