Bánh Mì Việt Nam 🥖🥖🥖🌾 Nguyên LiệuBột 13% : 500GMen 5G, Đường 10G

Bánh mì Việt Nam 🥖🥖🥖
🌾 Nguyên liệu
Bột 13% : 500g
Men 5g, đường 10g
Giấm 10g, vitamin c :150mg
Muối 5g, nước 300g +- 30g
🥣 cách làm
- ⚖️ Men + đường + 50g nước để kích men ( vơi men nhãn đỏ, men này ko cần kích hoạt trước nhưng nếu các bạn để lâu thì nên kích hoạt để đảm bảo nó hoạt động tốt nhé)
- 🍚 Vitamin c : dã nhuyễn ( tán thành bột )
- 🍞 Sau khoảng 5p thấy men nở lên như gạch cua, chúng ta sẽ cho tât cả các nguyên liệu vào bâu trộn, tiến hành trộn ( ở đây mình sài máy kitchen aid quart 8: chúng ta sẽ trộn vơi phới lá 1p cho nguyen liệu quện vào nhau, rồi chuyển sang phới xoắn nhào từ td1-td3 trong từ 10-15p . Riêng ở td1 và 2 ta chuyển nhanh sau 30s và lên td3 luôn. Bột đạt sẽ kéo màng dc , màng ở đây mỏng vừa chứ ko mỏng tang như dạng bánh có bơ.
- 🥠 Xong ta chia bột và tạo hình ( ủ nở duy nhât 1 lần là nướng)
- 🥖🧈 ta ủ 40p-1t20p tuỳ vào khối bột chia, vơi bánh 100g sẽ la 1t20p
- 🍳 ta nướng ở nhiệt độ 180•c vơi lò âm tủ 74l và nướng 25p.

🪴- 1 vài chú ý quan trọng về món bánh mì Việt Nam, cách tạo ra bánh mì, cách để có vỏ ròn ruột xốp mà không cần đến phụ gia độc hại.
🪵- bánh mì Việt Nam là dòng bánh mì ròn, ruột xốp mềm. Để tạo ra loại vỏ ròn lâu, phom bánh đẹp, các vết nứt chân chim dày đặc tạo hình khối bắt mắt, thường các thợ bánh sẽ cho vào phụ gia bánh mì ( nó giúp giữ phong bánh cưng đẹp trong thời gian dài, giữ dc độ ẩm lâu mà bánh có thể hạn chế khô, hỏng. Các bạn biết đó, thời đại của hoá chất, cứ nói là an toàn nhưng độ an toàn đến đâu thì chưa biết mà chỉ thâyd tỷ lệ ung thư ngày càng cao, hệ miễn dịch của con người giảm đi chông thấy và có nhiều căn bệnh lạ hơn, khó chữa hơn. Cho nên, để giảm thiểu chúng ta nên hạn chế tối đa việc sử dụng hoa chất, phụ gia.
✍️- thứ phụ gia duy nhât mà theo mình tìm hiểu cho đến nay thì nó chưa gây ra bất kì phản ứng phụ nào ( theo ghi nhận của nhiều nguồn báo y tế và các thông tin đại chúng) đó là bột nở ( baking powder)
✍️- Nó là một hỗn hợp khô gồm có những thành phần sau: Bicarbonate Soda, một ít tinh bột ngô để giữ cho các thành phần khác khô ráo và một vài chất axit cần thiết để có thể tạo ra lượng khí Carbon Dioxide cho những sản phẩm men khi nướng. Công thức hoá học của bột nở là NaHCO3 (Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat),nó có dạng bột mịn màu trắng, dễ hút ẩm và tan nhanh trong nước, khi có sự hiện diện của ion H+ khí CO2 sẽ phát sinh và thoát ra.
👌- Tiếp đến là men khô và men tươi ( cả 2 đều có nguồn gốc từ thực vật. Loại men khô được tạo ra nhằm mục đích bảo quản lâu và theo mình biêt thì được lên men từ mía và lúa mì, còn men tươi đuọc lên men từ lúa mì, múa mạch và thường sủ dụng ở các tiệm bánh theo nguyên lí tự cung ( và ở thời điểm tự sản tự tiêu ngày trước) theo thời gian công nghiệp hoá và sự phát triển của khoa học thì men khô ra đời. Nói chúng cũng xuất phát điểm như nhau, và các quốc gia châu âu tân tiến họ có thể dùng thì ở Việt Nam! Cũng có thể dùng, nhưng nếu câc bạn có thoi gian nghiên cứu, trải nghiệm thì có thể thử vơi món men tươi.
https://youtu.be/odO1nbGQVfM
Chúc các bạn thành công nhé 👌😘