Cách Dưỡng Hoa Thược Dược

Chia sẻ cách dưỡng một số loại hoa thân rỗng mọng nước như Thược Dược, Violette, Đồng Tiền. Bài này chuyên biệt về TD còn các loại hoa khác cũng loại sẽ đăng ở những bài sau nhé.

Thược Dược- Dahlia là một loại hoa được chọn là Quốc hoa của Mexico. Đa dạng nhiều mầu sắc rực rỡ và bắt mắt, cho hoa vào mùa Hè và mùa Thu - Đông. Tại Việt Nam có câu truyền miệng : “Thấy Thược Dược (Violette) là thấy Tết”

Cây dạng thân thảo phát triển từ củ,cao khoảng 80-120cm, thân rỗng, mọng nước có hoa to nhất ở cành chính và các nụ nhỏ đăng đối hai bên nách lá tạo nên hình thái như kiềng ba chân. Bộ lá đẹp xanh mướt non tơ, bóng mượt mọc đăng đối và cân đối đều hai bên cành hỗ trợ tối đa vẻ đẹp hoàn Mỹ của cành hoa.

Cấu trúc cánh hoa nhọn gập mép hai bên cân đối xếp thành nhiều lớp so le như vảy cá mang vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn rất được ưa chuộng trong những sự kiện đặc biệt và trọng đại. Là đối thủ nặng ký và đáng gờm nhất của Hoa Vương “ Mẫu Đơn” thân gỗ nên Thược Dược còn được gọi là “ Hoa Tướng”. Cách đây 3.000 năm, hoa Thược Dược còn thành danh và là trào lưu thưởng hoa trước cả Bà Chúa Mẫu Đơn bên Trung Hoa. Cũng tương tự như xa xưa, hoa Mận được biết tới và là lễ hội thưởng hoa trước khi mọi người biết tới lễ hội hoa Anh Đào bên xứ Phù Tang.

Do đặc tính cành giòn, cả bộ lá lẫn cành mọng nước dễ gẫy lại hay héo giập và nhanh úa tàn.
Đặc trình của hoa này là Đôi khi hoa còn rất đẹp “mặt hoa da phấn” mà bộ lá thì héo rũ trọng rất tội nghiệp. Lý do là chúng ta dưỡng hoa tỉa lá chứ đúng cách.

Thông thường nhất mọi người về sẽ ngâm dưỡng nhiều nước ngay sau khi cắt chân cuống và tỉa lá, phải vậy không?

Đối với những loại hoa thân rỗng mọng nước thì điều này hoàn toàn sai !

B1- Sơ chế
B2- dưỡng khô
B3- tắm hoa - Cắt gốc
B4-nước dưỡng
B5 -lên bình

B1- SƠ CHẾ
Khi nhận tất cả các loại hoa thân rỗng mọng nước, mà điển hình là Thược Dược. Việc sơ chế , tỉa lá, cắt gốc và cắm dưỡng cũng có một vài bước khác hẳn thông thường. Do cấu trúc cành lá mọng nước rất giòn và dễ dập gẫy, nên thực sự là “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” chưa bao giờ là sai. Nhận hoa TD thì để khô và chỉ tỉa bớt lá dưới chân, không cắt gốc.

B2- DƯỠNG KHÔ
Sau đó không cắm nước và dùng giấy báo gói chặt lại dựng ở góc phòng chỗ mát. Phương pháp này còn gọi là không dưỡng hay DƯỠNG KHÔ. Bởi khi chúng ta tỉa bớt lá, dinh dưỡng chỉ tập trung nuôi hoa chính và một phần lá. Do mọng nước nên chúng ta để khô vậy 5/6 giờ đồng hồ không cần cắm nước bởi đặc trưng cuống những loại hoa này rất dễ hỏng và chóng thối gốc.

B3- TẮM HOA -CẮT GỐC
Sau 5/6 tiếng được gói chặt trong giấy báo, chúng ta mở gói hoa, bây giờ mới dùng vì hoa Sen nhẹ nhàng tắm mát cho hoa sau đó cắt gốc cành trong môi trường nước. Tức là để dao và cuống hoa trong chậu nước và cắt trong đó- không cắt khô. Đây là một trong những kỹ thuật dưỡng hoa tươi lâu của bộ môn Ikebana - nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản. Chú ý dùng dao sắc, không nên dùng kéo, vì kéo sẽ làm dập thân hoa là những ống rỗng.

B4- NƯỚC DƯỠNG
Thay vì dưỡng các loại hoa thông thường khác trong xô/ các vật liệu khác trước khi lên bình. Hoa TD trải qua các công đoạn trước như :
- Sơ chế
- Dưỡng khô
- Cắt gốc
Pha nước dưỡng hoa (nếu có)
hoặc cắm bằng nước đã qua hệ thống lọc.
Cắm bằng nước đun sôi để nguội có pha một trong những dung dịch sau :
- cồn Y tế
- nước rửa chén
- nước tẩy rửa Gia ven
- B1

B5- LÊN BÌNH

Có thể sử dụng phương pháp “Cắm gác cành” huyền
thoại để diễn đạt tốt những vẻ đẹp muôn phần duyên dáng của mặt hoa - như gương mặt trăng rằm thiếu nữ. Có nghĩa là các bạn sẽ chọn ra 3 loại thân cành khác nhau :
- cành cứng khỏe loại A
- Cành trung bình loại B
- Cành cong mềm loại C

Trong đó cành C quan trọng nhất nếu như các bạn muốn diễn đạt độ mềm mại, lả lướt và bay bổng của bình hoa.

Hoặc có nhiều người có quan điểm những cành cứng khỏe là những yếu tố quan trọng nhất của bình hoa. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm mỗi cá nhân.

Theo mình thì cả hai thành phần này đều quan trọng ngang nhau. Tuy nhiên cành có vẻ được yêu ái hơn nếu như muốn diễn đạt bình hoa đẹp một cách nhẹ nhàng tự nhiên nhất có thể ...

Nên cắm những cành C là những lớp đầu tiên để hoặch định không gian trước sau, trái phải tức là bề rộng và sâu của bình hoa.
Sau đó cắm những cành B vào lớp đệm giữa cành C và A.
Khi cắm dần từng lớp - những cành A vào trung tâm sẽ ấn định chiều cao tối đa của bình hoa. Một tỉ lệ mà mọi người thường hay áp dụng của NHÀ IKENOBO là :

Cành cao nhất sẽ bằng từ 2-2.5 lần đường kính miệng bình cộng với chiều cao bình .

Nên CẮM GÁC CÀNH - CGC bắt đầu lớp thứ nhất từ những cành C, đan theo hình nan hoa xe đạp với cùng 1 chiều, thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Thêm lớp thứ hai, ba để lấp đầy không gian bình hoa. Bên cạnh những cành hoa dài, nên là những bông ngắn tạo thành nhiều Layout nông sâu khác nhau. Tương tự như vậy đi từ vành ngoài tiến dần vào khu trung tâm bình hoa. Nếu hướng quan sát từ trên cao xuống thì những cành A cắm chính giữa bình hoa sẽ là trung tâm . Hoặc hướng quan sát chính diện ngang tầm mắt thì 1/3 - 1/2 chiều cao tính từ miệng bình sẽ là trung tâm - quận Hoàn Kiếm của sản phẩm. Thế nên đương nhiên công việc của người cắm là là diễn đạt mật độ dân số thực tế của quận nội thành đông đúc bậc nhất này một cách tự nhiên nhất.
Diễn đạt các cao độ : cao - trung - thấp kết hợp với cách cắm tạo nên nhiều Layout khác nhau nếu như nhuần nhuyễn sẽ cho ra sản phẩm ưng ý và nhìn ngắm mãi không thôi.