Hồng Treo Gió - Món Ăn Tết Healthy và Đầy Niềm Vui
#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #Hồngtreogió
#MónănngàyTết #Kimkitchan
No.011
Xin chào Yêu Bếp!
Nhắc đến ‘sắc màu Tết’, là em nhớ tới sắc màu rực rỡ của các loại mứt Tết, màu vàng nhạt của mứt gừng, màu trắng của mứt dừa, màu xanh của mứt bí v.v…
Ở nhà thì có đủ nguyên liệu để làm, xa xứ như em, em có cách thưởng ‘mứt Tết’ riêng, đó là hồng treo gió. Đây là 1 món rất healthy, tốt cho sức khỏe và nhan sắc bởi hàm lượng vitamin và chất khoáng phong phú, ngọt tự nhiên 🥰
Niềm vui của em với hồng treo gió không phải chỉ là khi ăn, mà niềm vui đó kéo dài suốt 3-4 tuần trong quá trình làm hồng treo gió. Với em, niềm vui khi chăm sóc hồng thú vị hơn khi ăn nhiều lần.
Từ khi nhẹ nhàng gọt vỏ để không làm xước thịt quả bên trong, nhúng nước muối, nắn nót treo lên. Hàng ngày, sáng mở mắt ra, hay tối đi làm về, việc đầu tiên em làm là chạy lên ngắm ‘Rèm ban công handmade bằng hồng treo gió’ của mình. Nhìn mỗi trái hồng đung đưa trong gió, lòng bình yên đến lạ🥰! Ngày ngày, nhăm nhăm xem thời tiết, nếu mưa, thì lo cất vào, chăm như chăm con mọn, quan sát hồng qua từng ngày tuổi, tới khi nắn nót mát xa, ủ hồng và chờ lên phấn, cảm giác mong ngóng, khấp khởi cũng thú vị lắm nha 😜! Năm nào, em cũng cặm cụi gọt và phơi 3-4 mẻ (mấy trăm quả đó nha 😂). Năm nay, em khôn ra, trước khi mua, em hỏi lão chồng “anh có ăn không?”! Lão “Anh coá” rất là to ngay tức thì, nắm bắt khoảnh khắc đó, em chốt luôn “muốn ăn thì phải phụ em gọt đấy, ok thì em mới mua🧐! Vâng, vậy là 2 đứa làm như dây chuyền, đứa ngắt bớt rốn, đứa gọt 😜!
Quy trình làm hồng treo gió thì rất đơn giản, nên em chỉ chia sẻ một số lưu ý khi làm thôi.
Bước 1: Gọt hồng
Hồng chát mua về, nếu vỏ vẫn còn xanh, thì nên đợi vỏ vàng hãy gọt, gọt hồng khi còn cứng, nhẹ tay để không làm bầm giập thịt hồng, thì thành phẩm lên màu đẹp
Gọt xong quả nào, nên cho luôn vào xô/chậu nước muối nhạt để tránh bị thâm. Sau đó, treo lên dây sợi, giữ khoảng cách giữa các quả hồng sao cho hồng không chạm vào nhau. Nếu không, phần chạm vào nhau dễ bị mốc.
Ở Việt Nam thì nên làm hồng nhỏ (trên dưới 100g/quả) thôi, để nhanh thu hoạch, khỏi mốc do thời tiết ẩm.
Bước 2: Nhúng hồng
Đun nồi nước muối nhạt sôi sùng sục, cho thêm rượu mạnh (Vodka) vào, nhẹ nhàng nhúng từng dây vào trong khoảng 10 giây. Mục đích:
1. Sạt khuẩn phần bên ngoài,
2. Sạch nhựa,
3. Chống mốc
Bước 3: Treo hồng
Treo hồng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tốt nhất là ban công có mái che, không để hồng dính vào nhau (chỗ chạm đó dễ mốc). Nếu có nguy cơ mưa hắt vào, thì cất vào trong nhà và bật quạt nếu không khí trong nhà ẩm. Em nghĩ, nếu làm ở Việt Nam, thì nên xịt rượu trong mấy ngày đầu để đảm bảo không bị mốc, vì khí hậu ẩm hơn bên này.
Thường sau vài ngày tới hơn 1 tuần, hồng hết chát, dấu hiệu là các bạn chim tới ghé thăm, và chọn quả nào ngon nhất mà rỉa. Hồng giai đoạn này gọi là hồng héo, ngọt mềm với độ ẩm (nước hồng) tự nhiên. Vâng, từ lúc này, là ngày nào đi làm về, em cũng lên vặt 1-2 quả, chén xong mới có năng lượng để đi đón con và cơm nước 😛
Bước 4: massage
Khi vỏ bên ngoài se lại hẳn, hồng dẻo rồi (nếu nơi lạnh là bắt đầu lấm tấm lên phấn) mới massage để hồng được dẻo. Massage sớm sẽ làm thâm, mất vẻ đẹp thẩm mỹ. Lên phấn hay không do thời tiết.
Hồng nhỏ (dưới 100g/quả) thường mất 7 – 10 ngày. Hồng to (trên dưới 200 gr/quả) thường mất 3-4 tuần.
Bước 5: Ủ hồng
Cách 1: cách ủ truyền thống: cho hồng và vỏ hồng phơi khô (vỏ giữ lại từ hôm gọt và mang phơi khô) vào vại/chum sành, cứ 1 lớp hồng thì 1 lớp vỏ. Đậy kín và để nơi tối, lạnh nhất trong nhà. Sau 2 tuần – 1 tháng, hồng lên phấn, càng để lâu, phấn càng dày. Cách này chỉ áp dụng được với xứ lạnh, hanh khô.
Cách 2: cho hồng và vỏ hồng phơi khô vào túi nilon/lọ thủy tinh nhỏ, cất tủ lạnh cho tới khi hồng lên phấn.
Cách 3: em hay làm cách này vì nó an toàn, không lo hỏng. Cho hồng vào túi zip hoặc túi hút chân không, bỏ tủ đông. Sau 2-3 tuần là hồng lên phấn. Để càng lâu phấn càng phủ trắng xóa. Em không ăn được ngọt, nên hay để tầm 1 tháng thôi. Mà cũng chẳng để được lâu với cái mỏ của em hehe.
Em cảm ơn cả nhà đã quan tâm và đọc bài của em.
Em xin cảm ơn Yêu Bếp.
Chúc cả nhà đón Tết Vui vẻ, Bình An, Đầm ấm và Hạnh phúc
#ChọnTếtBênNhau #TrọnTếtAnVui #HeforsheatHome #NamGiớiSẻChia #ĐànÔngXâyTổẤm
#YêuBếp #EsheepKitchen
#MónănngàyTết #Kimkitchan
No.011
Xin chào Yêu Bếp!
Nhắc đến ‘sắc màu Tết’, là em nhớ tới sắc màu rực rỡ của các loại mứt Tết, màu vàng nhạt của mứt gừng, màu trắng của mứt dừa, màu xanh của mứt bí v.v…
Ở nhà thì có đủ nguyên liệu để làm, xa xứ như em, em có cách thưởng ‘mứt Tết’ riêng, đó là hồng treo gió. Đây là 1 món rất healthy, tốt cho sức khỏe và nhan sắc bởi hàm lượng vitamin và chất khoáng phong phú, ngọt tự nhiên 🥰
Niềm vui của em với hồng treo gió không phải chỉ là khi ăn, mà niềm vui đó kéo dài suốt 3-4 tuần trong quá trình làm hồng treo gió. Với em, niềm vui khi chăm sóc hồng thú vị hơn khi ăn nhiều lần.
Từ khi nhẹ nhàng gọt vỏ để không làm xước thịt quả bên trong, nhúng nước muối, nắn nót treo lên. Hàng ngày, sáng mở mắt ra, hay tối đi làm về, việc đầu tiên em làm là chạy lên ngắm ‘Rèm ban công handmade bằng hồng treo gió’ của mình. Nhìn mỗi trái hồng đung đưa trong gió, lòng bình yên đến lạ🥰! Ngày ngày, nhăm nhăm xem thời tiết, nếu mưa, thì lo cất vào, chăm như chăm con mọn, quan sát hồng qua từng ngày tuổi, tới khi nắn nót mát xa, ủ hồng và chờ lên phấn, cảm giác mong ngóng, khấp khởi cũng thú vị lắm nha 😜! Năm nào, em cũng cặm cụi gọt và phơi 3-4 mẻ (mấy trăm quả đó nha 😂). Năm nay, em khôn ra, trước khi mua, em hỏi lão chồng “anh có ăn không?”! Lão “Anh coá” rất là to ngay tức thì, nắm bắt khoảnh khắc đó, em chốt luôn “muốn ăn thì phải phụ em gọt đấy, ok thì em mới mua🧐! Vâng, vậy là 2 đứa làm như dây chuyền, đứa ngắt bớt rốn, đứa gọt 😜!
Quy trình làm hồng treo gió thì rất đơn giản, nên em chỉ chia sẻ một số lưu ý khi làm thôi.
Bước 1: Gọt hồng
Hồng chát mua về, nếu vỏ vẫn còn xanh, thì nên đợi vỏ vàng hãy gọt, gọt hồng khi còn cứng, nhẹ tay để không làm bầm giập thịt hồng, thì thành phẩm lên màu đẹp
Gọt xong quả nào, nên cho luôn vào xô/chậu nước muối nhạt để tránh bị thâm. Sau đó, treo lên dây sợi, giữ khoảng cách giữa các quả hồng sao cho hồng không chạm vào nhau. Nếu không, phần chạm vào nhau dễ bị mốc.
Ở Việt Nam thì nên làm hồng nhỏ (trên dưới 100g/quả) thôi, để nhanh thu hoạch, khỏi mốc do thời tiết ẩm.
Bước 2: Nhúng hồng
Đun nồi nước muối nhạt sôi sùng sục, cho thêm rượu mạnh (Vodka) vào, nhẹ nhàng nhúng từng dây vào trong khoảng 10 giây. Mục đích:
1. Sạt khuẩn phần bên ngoài,
2. Sạch nhựa,
3. Chống mốc
Bước 3: Treo hồng
Treo hồng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tốt nhất là ban công có mái che, không để hồng dính vào nhau (chỗ chạm đó dễ mốc). Nếu có nguy cơ mưa hắt vào, thì cất vào trong nhà và bật quạt nếu không khí trong nhà ẩm. Em nghĩ, nếu làm ở Việt Nam, thì nên xịt rượu trong mấy ngày đầu để đảm bảo không bị mốc, vì khí hậu ẩm hơn bên này.
Thường sau vài ngày tới hơn 1 tuần, hồng hết chát, dấu hiệu là các bạn chim tới ghé thăm, và chọn quả nào ngon nhất mà rỉa. Hồng giai đoạn này gọi là hồng héo, ngọt mềm với độ ẩm (nước hồng) tự nhiên. Vâng, từ lúc này, là ngày nào đi làm về, em cũng lên vặt 1-2 quả, chén xong mới có năng lượng để đi đón con và cơm nước 😛
Bước 4: massage
Khi vỏ bên ngoài se lại hẳn, hồng dẻo rồi (nếu nơi lạnh là bắt đầu lấm tấm lên phấn) mới massage để hồng được dẻo. Massage sớm sẽ làm thâm, mất vẻ đẹp thẩm mỹ. Lên phấn hay không do thời tiết.
Hồng nhỏ (dưới 100g/quả) thường mất 7 – 10 ngày. Hồng to (trên dưới 200 gr/quả) thường mất 3-4 tuần.
Bước 5: Ủ hồng
Cách 1: cách ủ truyền thống: cho hồng và vỏ hồng phơi khô (vỏ giữ lại từ hôm gọt và mang phơi khô) vào vại/chum sành, cứ 1 lớp hồng thì 1 lớp vỏ. Đậy kín và để nơi tối, lạnh nhất trong nhà. Sau 2 tuần – 1 tháng, hồng lên phấn, càng để lâu, phấn càng dày. Cách này chỉ áp dụng được với xứ lạnh, hanh khô.
Cách 2: cho hồng và vỏ hồng phơi khô vào túi nilon/lọ thủy tinh nhỏ, cất tủ lạnh cho tới khi hồng lên phấn.
Cách 3: em hay làm cách này vì nó an toàn, không lo hỏng. Cho hồng vào túi zip hoặc túi hút chân không, bỏ tủ đông. Sau 2-3 tuần là hồng lên phấn. Để càng lâu phấn càng phủ trắng xóa. Em không ăn được ngọt, nên hay để tầm 1 tháng thôi. Mà cũng chẳng để được lâu với cái mỏ của em hehe.
Em cảm ơn cả nhà đã quan tâm và đọc bài của em.
Em xin cảm ơn Yêu Bếp.
Chúc cả nhà đón Tết Vui vẻ, Bình An, Đầm ấm và Hạnh phúc
#ChọnTếtBênNhau #TrọnTếtAnVui #HeforsheatHome #NamGiớiSẻChia #ĐànÔngXâyTổẤm
#YêuBếp #EsheepKitchen
Bạn cần đăng nhập để thực hiện bình luận.
Nếu chưa có tài khoản đăng ký tại đây