Hôm nay mình trải nghiệm làm thử món tráng miệng có thể nói là món ăn đại diện cho ẩm

Hôm nay mình trải nghiệm làm thử món tráng miệng có thể nói là món ăn đại diện cho ẩm thực, văn hoá truyền thống của Nhật Bản -Wagashi Nerikiri.
Wagashi là tên gọi chung cho các loại đồ ngọt truyền thống của Nhật Bản, thưởng thức cùng trà. Với nguyên liệu thường dùng là bột đậu trắng trộn chung với bột gạp nếp sên với đường tạo khối bột mịn dẻo, nhân bánh đơn giản chỉ là đậu đỏ. Hình thức bánh được làm màu và tạo hình theo mùa của năm, nhân đậu đỏ tượng trưng cho sức khoẻ, thịnh vượng và lấy con người làm trung tâm.
Xuất hiện ở Nhật từ rất sớm, vào thời Yayoi (300 TCN – 300), với mục đích ban đầu là món ăn dùng để tế thần. Nhưng phải đến thời của Edo (1603-1867), wagashi mới được phát triển thành món ăn nghệ thuật đỉnh cao. Từ đó, nghề làm wagashi trở nên phổ biến khắp nước Nhật. Các cửa hiệu làm bánh mọc lên khắp Kyoto cho đến các khu vực lân cận. Và mục đích sử dụng bánh cũng đa dạng hơn. Chúng xuất hiện như một món tráng miệng kích thích vị giác sau buổi tiệc trà thanh đạm hay góp mặt vào bữa ăn của quý tộc như sự khẳng định đẳng cấp và được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại,…Tới thời của Minh Trị (1868-1912), chính sách ngoại giao mở cửa đã giới thiệu món bánh đặc biệt này đến với các nước phương Tây. Kể từ đó, wagashi luôn được thế giới nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu và đặc trưng cho ẩm thực Nhật Bản.
Trong mảng ẩm thực Nhật Bản, cái tên wagashi xuất hiện không chỉ là món bánh ngọt thông thường, mà còn là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo.❤️
Cùng làm với mình nha

Cụ thể làm phần vỏ bọc mình làm như sau:
- 200g đậu trắng
- 75g đường (gia giảm tuỳ khẩu vị)
- 60ml nước
- 8g bột gạo nếp
- màu rau củ quả (rau dền, lá dứa, carrot,..vv hoặc thực phẩm tuỳ thích)
Bước 1: ngâm đậu qua đêm, rửa sạch và tách vỏ, rửa lại 1 lần và mang đi nấu. Đổ ngập nước (nhiều nước chút), khi nước sôi vặn về lửa nhỏ rồi hớt hết bọt. Đậu nhừ là khi bóp hạt đậu tan trong tay.
Bước 2: Chuẩn bị rây chắt phần nước và đậu riêng sau đó cho đậu vào máy xay, múc 1 chút nước khi nấu vào để xay được dễ hơn. Xay thật nhuyễn đậu rồi rây lại một lần nữa.
Bước 3: Đậu sau khi rây rất mịn mướt mình mamg đi sên với đường, bếp để lửa to ban đầu đến khi bắt đầu sôi mình hạ lửa và quậy đều tay liên tục. Đậu đạt là không dính chảo nhưng vẫn mềm ẩm chứ không khô hẳn như nhân đậu xanh làm bánh trung thu.
Bước 4: sên đậu đạt mình hoà tan hỗn hợp nước và bột nếp sau đó cho vào chảo và tiếp tục sên đến khi bột róc chảo.
Nhân bột còn nóng nhào sơ qua rồi để nguội, bọc kín để được khoảng 4ngày.
Nhân đậu đỏ mình làm tương tự nhưng bỏ phần nước và bột nếp.

Tạo hình mọi người xem qua ảnh để dễ hình dung, cứ 10g nhân mình làm 35g vỏ. những cánh hoa mình sử dụng que tạo hình của fondat

Hôm nay mình trải nghiệm làm thử món tráng miệng có thể nói là món ăn đại diện cho ẩm

Hôm nay mình trải nghiệm làm thử món tráng miệng có thể nói là món ăn đại diện cho ẩm

Hôm nay mình trải nghiệm làm thử món tráng miệng có thể nói là món ăn đại diện cho ẩm

Hôm nay mình trải nghiệm làm thử món tráng miệng có thể nói là món ăn đại diện cho ẩm