> Hôm nọ đi ăn ở một quán tên là bánh mỳ cay bà Nghị ở ngõ số 2 Hoa Lư, HN, thấy vị

> Hôm nọ đi ăn ở một quán tên là bánh mỳ cay bà Nghị ở ngõ số 2 Hoa Lư, HN, thấy vị của nó khá là hoài niệm, giống đến 60% bản gốc. Hôm sau đến công ty, nghe một em phòng bên nó về bánh mì cay Hải Phòng, "thực ra ra nó cũng chả có gì, khác mỗi cái tương tự làm, thay vì vì cho vào bánh thì ngồi chấm ăn thôi, em cũng đi hết cái HP rồi nên biết hết", nghe xong ko biết nên thả **sad** hay **haha** đây :)). Thực ra không lạ vì bản thân mình mua bánh mì lên làm quà không được bạn bè hưởng ứng lắm, nhận xét là bánh cũng thường. Về nhà thấy bài bánh đa cua của mình được duyệt thấy cũng vui, viết 6 tháng rồi mà lười đăng, thế mà cũng được nhiều bạn HP vào cmt, như họp hội đồng hương vậy :)). Đấy là cảm hứng cho mình viết bài này, xin lỗi các bạn vì đem chủ nghĩa địa phương vào đấy nhé. Phần 2 Lẹt gâu:

𝘽𝙖́𝙣𝙝 𝙢𝙮̀ 𝙘𝙖𝙮:
## Bắt đầu kể lan man thế này, mình học ở 1 chiếc trường mẫu giáo ko tên, mãi về sau nó được đổi tên thành Sao Biển, nằm trên đường Lê Lợi (1 trong mấy khu bán bánh mỳ cay) nên gần như ngày nào đón về mình cũng ăn bánh mỳ cay thay cơm, hồi có dó 500đ/2 cái, mình ăn 6 cái là no, bằng tiền mớ rau nên mẹ cho ăn thoải mái. Cho đến khi lên cấp 1 thì mình phá đảo hết các quán bánh mỳ ở khu đấy rồi. Thế nên với mình, nó như cơm nhà, ăn lúc nào cũng được nhưng dễ no mà cũng dễ chán. Lên Hà Nội rồi mới biết nó là đặc sản "bánh mì que" (tên dị, nghe chả thích tí nào)

FAQ:

Bánh mì que giống y bánh thường khác mỗi size?

Chỉ cần mua cái tương tự làm lên chấm là được?

Bánh mì BMQ, BMQ ĐN ăn có giống ko?

Bánh mì cay HP có gì mà thành đặc sản?

Mua lên để tủ lạnh 1 tuần, nướng lên hương vị ko đổi?

Thì diễn giải ra nó là dư lày:

𝗕𝗮́𝗻𝗵 𝗺𝗶̀:
* Bánh mì Việt Nam khá giống baguette (thay vì gọi "bánh mì" thì dân làm bánh có thể gọi là "vietnamese baguette") vì cảm quan món ăn tương tự nhau, baguette giòn vỏ, đặc ruột, bánh mì VN ít ruột hơn nên phần vỏ giòn được tôn lên hơn, khi kẹp 1 món gì đó ăn hợp hơn là baguette với ruột khá dày. Bánh mì cay làm nhỏ vốn là để do lớp vỏ thêm dày và giòn hơn, kích thích miệng hơn, ăn 1 lại muốn ăn 2. Trên Hà Nội có đôi chỗ cover lại món nhưng hầu như bánh không giòn, có chỗ còn tệ hơn là làm thành bánh mì mềm (bun khác với baguette là bread), vị hơi ngọt ăn rất là lạc quẻ và thế là mất đi một nửa linh hồn của món ăn. Hai nữa là bánh mì làm thì dễ nhưng size này nhỉ có Hải Phòng sản xuất đại trà, có nơi vẫn giữ phương phá truyền thống là lò than (nhiệt đều, bánh ngon), còn nếu dùng lò điện, bánh mỳ khô rất nhanh. Lúc ăn bánh mì được nướng lại trên bếp than, nóng và giòn rất lâu. Đó là các bạn mang đi biếu, để tủ lạnh rồi làm nóng lại bằng chảo hay lò điện không thể nào mà nguyên vị được. Nhất là bánh mì là món có hạn dùng thấp, là món ăn trong ngày (nên siêu thị cuối ngày họ mới giảm giá), để tủ lạnh xong nướng lên, gọi là newlike (99%) nhưng thực chất chỉ còn là hàng dựng (50%). Nên phải ăn tại quán là chuẩn nhất rồi. Vì size nhỏ nên dùng phương pháp truyền thống phải canh thời gian nướng, luôn tay nên cũng khó đại trà để nơi khác cover.

𝙋𝙖𝙩𝙚:
* Cái này thì khẳng định luôn là quốc hồn quốc túy, mình khẳng định luôn pate Hải Phòng là ngon nhất mà mình từng ăn.
* Pate Hải Phòng: ~ 10 điểm (tùy phong độ từng quán)
* Pate Sài Gòn: 9 điểm (Nhưng mix bỡ biếc, sốt ớt, chả chiếc các thứ thì phải 12 điểm, thực sự bánh mì Sài Gòn xứng đáng đờ bét)
* Pate Hà Nội và xyz khác: 6 điểm
* Pate thành phần chính là gan và thịt, pate trên HN thường ở dạng paste, phết vào bánh mì thay vì thay vì cắt lát rồi rán lên (hoặc ko) như pate HP. Mình thường thấy pate ở HN có những khuyết điểm như có nơi cho quá nhiều gan để tiết kiệm làm pate quá nhuyễn, hơi tanh; có nơi khá nổi tiếng tỉ lệ thịt nhiều hơn hẳn làm pate không có mùi ngọt béo của gan, quá trình ủ men có mùi hơi nặng hơn nữa và hầu như ở nơi khác không nêm nếm đạm đà như pate HP
* Nói qua về cách làm pate HP: Gan + Thịt (Tỉ lệ gan thường 2:1, 3:1), Thịt ướp hành, tỏi, súp, ngũ vị, gan ngâm sữa bớt độc; Sau đó xay riêng, trộn thêm ruột bánh mì cũ (trong ruổ bánh mì có men nở (yeast) giúp pate nở xốp, mềm mại hơn. Hỗn hợp xay đổ vào khuôn có lót một miếng mỡ phần, hấp cách thủy 6-12 tiếng tùy độ lớn, khi đổ ra miếng pate đống bánh cắt lát ko vỡ
* Pate HP mình tự phân làm 2 nhóm: Đặt sẵn và Handmade (nhà làm). "Đặt sẵn" là loại các hàng bánh mì sáng hay đặt để đỡ công làm, loại này không đến nỗi tệ nhưng vị không nổi bật, ăn dễ ngán, cốt pate chặt hơn hàng "nhà làm", loại này rán lên ăn mới ngon. 2 là loại "Nhà làm", là những brand nổi tiếng tự chế biến mang bản sắc và hương vị riêng có thể kể đến như: Cột Đèn Market (Chỗ này hơi mặn + đắt, mình ko thích lắm những vẫn nghe đồn thổi suốt), Pate đặt ở chợ Cố Đạo (quên chỗ), Pate ngõ Đồng Tâm (cô này bán rất original, đậm hương vị tuổi thơ), cuối cùng chỉ bạn nào ở phố Cấm nhà mình mới biết là pate bác Phú (ăn vẫn thấy ngon nhất HP). Loại "nhà làm" này chẳng may mà vớ được mẻ còn nóng hổi, ăn với xôi nóng thì quên lối về. Ấy vậy mà những chỗ bán bánh mì cay nổi tiếng thường pate lại không ngon đến mức xuất sắc, nên có thể nói là pate 8 hay 10 điểm thì cũng không quá quyết định chất lượng của chiếc bánh (những vẫn phải là pate HP nó mới ra cái chất đấy nhé)
*

𝘾𝙖𝙮 (𝘾𝙝𝙞́ 𝙘𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜/𝙩𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙤̛́𝙩):
* Không quá khác biệt giữa các quán nhưng thứ tương này cũng góp phần không nhỏ vào quốc hồn quốc túy của bánh mỳ cay. Mình đọc một số bài báo cũ trước đây có chỗ vẫn viết chí chương là tương ớt của người Hải Phòng, bạn mình có đứa cũng bảo thế, nhưng thực ra chí chương là cách ng HP gọi tương ớt, chinsu thì cũng là chí chương thôi. Tương ớt này làm từ: tỏi, cà chua, ớt, dấm; xay lên, ủ men, thêm đường. Đơn giản vạy mà mang chất rất riêng, không nồng mùi men như tương ớt Lào Cai, không quá gắt như ớt xay cũng không ngọt kiểu chinsu, nói đơn giản thì nó như tương ớt phở pha loãng thêm đường, vị chua và vị cay có chênh 1 chút.
*

𝙆𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙠𝙝𝙞́:
* Đủ bánh mì, đủ pate, đủ cay, nhưng thực sự mình vẫn thấy nó cũng không đủ ngon để nhiều người yêu thích như thế. Nên mình nghĩ là chilli (ớt) là chưa đủ, các bạn còn phải chilling nữa. Hè nóng cũng như đông lạnh, dăm ba đứa học sinh, 1 đĩa bánh 20k, đá thêm đôi cốc sữa đậu nành/chè thái chuẩn bài, vỉa hè, lai rai, bon mồm đĩa bánh bay mất lúc nào không hay. Thời học sinh lê la, đĩa bánh mì cay vừa chanh sả, vừa tiết kiệm, ngồi chill với nhau, cứ thế rồi thành 1 kí ức khó phai, cái thứ mà bạn không thể nhấm nháp được từ những chiếc bánh mì ship. Nó là 1 thứ văn hóa lưu truyền như trà chanh vậy, dù đơn giản dễ làm nhưng chả ai pha trà chanh xong ngồi cắn hướng dương ở nhà một mình cả
> Bài dài và lộn xộn, cảm ơn các bạn đã đọc, nếu đồng hương thì cmt 1 phát nhé. Sau đây là 1 số quán bánh mình biết:
1. ***Bánh mì cay bà già ở Lê Lợi:** Pate ở đây "nhà làm" nhưng vị như "hàng đặt" vậy, nhà này trước bán chè, nổi tiếng hơn xong ko biết sao nghỉ bán; trước cũng có quán cạnh tranh bên cạnh, mình thích quán đấy hơn nhưng quán bà già làm ăn công nghiệp nhanh nhẹn, chỗ ngồi cũng thoải mái hơn nên bán đắt hàng đến giờ, quán kia dẹp rồi. Khuyên bạn nào đến không nên ăn các quán còn lại trên đường Lê Lợi, dù là thử, quán này ok nhất rồi *
1. ***Bánh mì cay ông Cuông ở Hàng Kênh:** mãi tới hồi vào đại học, tầm 8,9 năm trước mình mới biết quán này, khá nhiều người nhắc, mình thấyy pate không đặc biệt lắm, bánh nướng cũng không ngon như chỗ bà già, chỗ ngồi ko thích bằng, mua về thì mua chứ ăn ngay ra bà già ấy*
1. *𝘽𝙖́𝙣𝙝 𝙢𝙞̀ 𝙘𝙖𝙮 𝙆𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙉𝙖̣𝙥 đối diện ông Cuông: mình thấy như nhau nhưng bạn mình bảo ngon hơn ông Cuông *
1. ***Bánh mì cay Đinh Tiên Hoàng (trên schanel): **Không biết vì sao nhiều bạn nhắc nhưng quán này bánh không hề ngon và khô, chỗ này vốn nổi tiếng là quán chè Thái đầu tiên ở HP, nước cốt ở đó thực sự ngon nhưng cốc vừa bé vừa đắt, mình không quá mấy, bánh 3 màu dẻo dẻo ở đây ăn thích lắm, nhưng bánh mì thì thôi, bỏ qua *
1. ***Đối diện quán Đinh Tiên Hoàng** ở trên có quán bánh mì cay nhưng ko dùng mini size, size như bánh mì thường, tương ớt siêu cay siêu ngon, xong bẵng 1 thời gian hình như người khác bán hay sao ấy mà hương vị ko như xưa nữa *
1. *Bánh mì ông Cuông ở Phạm Ngọc Thạch, HN: Fail lắm đừng ăn *
1. ***Bánh mì Bà Nghị, Số 2 Hoa Lư, HN:** Mới ăn, cũng được, ăn đi cho đỡ nhớ nhà *

**Hết**