Liên quan đến việc phân biệt cái cục đo đỏ ở đầu con tôm lớt (tôm thẻ chân trắng), đã

Liên quan đến việc phân biệt cái cục đo đỏ ở đầu con tôm lớt (tôm thẻ chân trắng), đã có bao nhiêu bài viết về nó rồi, mỗi người hiểu một kiểu, người thì cho đó là gạch tôm, người cho đó là shit tôm. Vậy nó là gì.
Cái cục này thì ở tôm thẻ nói chung đều có, riêng con tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp thì nó to đùng luôn. Quê mình ở Hải Phòng - nơi nuôi nhiều tôm này, chẳng ai ăn phần đó cả, phải bỏ đi ngay. Chỉ có một số quán cho vào ruốc tôm để có màu đỏ đẹp còn dân chúng thì rất kỵ phần này.
Các bạn có thể dễ dàng tra google xem nó là cái gì - đó chính là phần gan, tụy của tôm. Phần này lọc chất độc, giúp tiêu hóa, tạo máu cho con tôm. Dựa trên màu sắc của nó, người ta có thể đoán bệnh của nó:
Gan đỏ: gánh nặng trên gan, hoặc có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch suy yếu.
Gan vàng: khả năng tiêu hóa bất thường, chuyển hóa không đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Gan trắng: sau khi gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa năng lượng, hết glycogen gan và protein.
Gan đen: dư lượng thuốc hoặc sự chết đi của các tế bào giải độc gan, nguyên nhân do các chỉ số hóa lý (không thể đảo ngược).

Ở con tôm lớt/tôm thẻ chân trắng, sử dụng thức ăn công nghiệp và kháng sinh rất nhiều, gan tụy là cơ quan lọc chất độc vì vậy không nên ăn, nhất là trẻ con. Còn ăn thì nó có vị hôi hôi, nói chung cũng không ngon gì, nó luôn vỡ ra khi chín.

Còn thế nào là gạch? Gạch là phần trứng của tôm, nó sẽ có màu xanh xanh, khi nấu chín nó chuyển màu đỏ và cứng, nó chỉ có ở con cái. Mình không phải người nuôi tôm nên chỉ nhìn thấy trứng ở tôm thẻ tự nhiên (loài khác với tôm thẻ chân trắng), trứng sẽ chạy từ đầu và dọc sống lưng màu xanh.

Edit: với tôm tự nhiên thì chỉ cần bỏ phần dạ dày và chỉ trên lưng tôm là được (đừng lẫn với đường trứng màu xanh nhé)

Và bài này mình chỉ nói đến tôm thẻ, cụ thể là tôm thẻ chân trắng (tôm lớt).
Tôm đồng, tôm càng xanh phần gạch trên đầu rất nhiều, chỉ cần bỏ dạ dày là được (cục màu đen nhỏ xíu trên đầu)

Liên quan đến việc phân biệt cái cục đo đỏ ở đầu con tôm lớt (tôm thẻ chân trắng), đã