#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp #nhữngnồicákhocủatuyệtvọng

Những nồi cá kho của tuyệt vọng.

Một ngày mùa thu, tôi đến Nhật với hai bàn tay trắng. Tôi nghỉ công việc văn phòng ở Việt Nam, từ chối một vài lời mời với mức lương hấp dẫn và từ bỏ sự nghiệp viết, khi ấy tôi đã xuất bản 5 cuốn sách. Khi bước chân đi, tôi chỉ có một mong muốn được sống một cuộc đời khác, một cuộc đời tự do là chính mình, được theo đuổi một ước mơ mà tôi cứ cất mãi nơi đáy tim vì hai chữ “an toàn” đầy hèn nhát. Tôi đến Nhật dưới những áp lực phải thành công, phải sống một cuộc đời thật rực rỡ, tôi đã loay hoay suốt những ngày dài trong những mớ bòng bong do chính mình tạo ra.

Những ngày Tết đầu tiên ở Nhật là những ngày tôi phải nằm viện vì viêm phổi. Lúc đấy, tôi chỉ có một mình, đón một cái Tết ở một nơi xa lạ mà tôi chẳng lấy gì làm thích thú. Tôi vặn vẹo chiếc gối, tự hỏi chính mình, vì sao tôi phải đến đất nước mà tôi không yêu này? Rồi những ngày sau viêm phổi, sức khoẻ của tôi cũng chẳng khá lên, thỉnh thoảng tôi lại ốm. Tôi của lúc đó thật giống với nhân vật Johnsy trong “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henry, tôi đã sống vật vờ như chiếc lá cuối đông đợi một cơn gió lạnh thổi đến rồi rụng xuống.

Bạn đã bao giờ uống rượu say khướt, hút thuốc đến mê dại rồi cuối ngày trở về phòng, cầm dao lam rạch từng mảng trên da thịt đến tứa máu, đã từng cầm kéo cắt trụi mái tóc dài trên đầu như tôi một cách thản nhiên chưa? Đã bao nhiêu lần trong cuộc đời, bạn nhìn thấy những người yêu thương nhất trong cuộc đời mình lần lượt biến mất, biến mất trước mắt nhưng điều bạn có thể làm là gì? Chẳng gì cả, chỉ biết ngồi ngây ra đó, bất lực, trống rỗng và suốt nhiều năm dài, chỉ biết quàng tay ôm lấy chính mình một cách tuyệt vọng, tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là bình thản sống tiếp trong nỗi cô đơn.

Tôi không ý thức được những việc mình làm vào thời điểm đó, những ngày tháng cứ tiếp nối trôi qua, tôi đi học, đi làm rồi về nhà và chìm sâu vào nỗi buồn. Có những lúc tôi bật khóc rồi bật cười không tự chủ được ngay trên đường phố đông xa lạ. Và có những đêm không ngủ, tôi thường ngồi ăn trong vô thức, không cảm giác gì cả, ăn đến khi bụng căng tức rồi nôn sạch. Rồi những ngày sau đấy, tôi lại sợ mùi thức ăn đến rùng mình. Tôi bỏ ăn thường xuyên hơn, có những thời điểm tôi chỉ nặng 37, 38kg, so với những ngày tròn trịa ở nhà thì nhìn tôi của khi ấy chẳng khác gì xác chết. Tôi bắt đầu sợ hãi và trốn tránh mỗi khi gia đình gọi điện. Vì tôi sợ mẹ lại khóc khi thấy hình dạng của tôi và mẹ sẽ lại bảo tôi về nhà.

Tôi rạch tay, rạch chân mình nhiều hơn mỗi khi tôi cảm thấy khó chịu, tôi bật khóc như đứa trẻ, nhưng ngoài việc làm mình đau ra để thấy dễ chịu hơn thì tôi không biết làm gì khác. Những vết rạch trên người để lại những vết sẹo trắng, tôi lấp đầy chúng bằng những hình xăm. Mỗi lần xăm mình là mỗi lần tôi có thể ngủ ngon hơn khi trải qua những cơn đau. Vết thương bằng mắt sớm muộn gì cũng lành, chỉ vết thương lòng là khó qua mà thôi. Vậy nên tôi cứ lặp lại cái vòng luẩn quẩn ấy mãi đến một tối say rượu trở về nhà, tôi ngã đập mũi xuống cầu thang, khi máu ộc ra hoà cùng nước mắt, tôi nghe thấy tiếng gọi của chị tôi, tôi nhìn thấy người bạn tri kỷ đã mất của mình đứng trước mặt nhìn tôi buồn bã, tôi nhận ra là đến lúc thức tỉnh rồi.

Tôi đi gặp bác sĩ khi đã ở giai đoạn nặng của rối loạn lưỡng cực. Những ngày điều trị sau đấy thật dài nhưng tôi đã thay đổi rất nhiều. Trong những đêm không thể ngủ, thay vì ngồi uống rượu, tôi chuyển sang kho cá. Không có món ăn nào của thời điểm đấy giúp tôi đủ bình tâm như những nồi cá bập bùng sau ánh lửa, dâng lên lại hạ xuống một thứ nước óng ánh đẹp mắt này. Tôi thường mở một bài hát duy nhất ngồi nghe và đợi nồi cá kho cạn đi cho đến tận trời sáng. Dần dần, tôi ngủ thiếp đi trong những đêm kho cá và cũng dần dần, tôi tìm được cảm giác thèm ăn. Tôi tập kho cá bằng nhiều loại gia vị, kho theo nhiều cách, theo nhiều vùng miền của Việt Nam, nhưng những nồi cá kho của tôi vẫn phảng phất hương vị của bà ngoại, của mẹ đẻ và của mẹ chồng tôi. Có lẽ, nồi cá kho ngon nhất vẫn là nồi cá kho thuộc về riêng từng gia đình.

Những nồi cá kho chẳng chứa đựng thứ sức mạnh nào nhưng lại đủ khiến tôi kho đi kho lại nhiều đêm cho quên hết đi những buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng. Sau tất cả thì thứ thuốc nhiệm màu nhất có thể chữa lành vết thương lòng vẫn chỉ là tình yêu thương của gia đình. Vì ẩn sau mỗi nồi cá giản đơn đi từ bếp củi sang bếp điện của bà, của mẹ luôn có một tình yêu thầm lặng thấm đẫm trong mỗi khúc cá trắng phau mà mềm tan vào miệng ấy, những khúc cá đã lấp đầy nỗi trống trải trong tôi...

1. Cá kho ngon quyết định bởi cá tươi và được sơ chế đúng cách.
- Chọn cá tươi rất quan trọng. Cá tươi được đánh giá qua các tiêu chí sau: Mắt cá trong không bị đục, sáng rõ và hơi phồng. Đối với cá có vảy, màu phải tươi sáng, có hình kim loại, không được xỉn màu. Các vảy phải được xếp lớp chặt chẽ. Với loại cá không có vảy, da phải sáng bóng và ướt, không bị đổi màu hoặc xỉn. Cá tươi là thịt cá phải săn chắc và gần như cao su. Nếu thịt cảm thấy mềm hoặc nhợt nhạt thì nó đã bị ươn. Nếu ấn nhẹ, thịt bật trở lại và không để lại vết lõm là chắc chắn cá tươi. Với da cá tươi chắc chắn không giòn và không bị rách.
- Khử tanh cá rất quan trọng, nếu sơ chế không sạch thì cá kho rồi vẫn còn mùi tanh, ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn.
- Đối với cá biển, đun nước sôi đổ lên bề mặt cá, ngâm một lúc sẽ giúp loại bỏ hết máu tanh đồng thời giúp cá cứng mặt, làm món kho hay nấu bún cá sẽ không bị nát.
- Rửa cá với nước muối. Sử dụng muối hạt xát lên mặt cá, để yên 10 phút rồi rửa lại.
- Rửa cá với nước chanh. Ngâm cá vào nước chanh 10 phút sẽ loại bỏ hết nhớt và giúp cá hết mùi tanh.
- Rửa cá với rượu và gừng sau khi mổ cũng là cách hiệu quả để khử mùi tanh của cá.
- Khi mổ cá loại bỏ mang cá và làm sạch phần màng đen bên trong bụng cá rồi rửa bằng nước vo gạo, cá sẽ không còn mùi tanh.

2. Nên ướp cá trước khi kho.
- Thời gian ướp tối thiểu là 30 phút. Gia vị ướp gồm muối, đường, nước mắm, tiêu, gia vị cay nồng như hành, tỏi, ớt băm nhuyễn.
- Riêng với cá biển, muốn cá săn chắc nên chiên sơ hoặc đổ nước sôi lên mặt cá.

3. Tạo màu cho cá kho.
- Thắng đường trong dầu hoặc nước cho đến khi ngả sang màu cánh gián.
- Thêm nước dừa tươi hoặc nước lọc, gia vị thơm cay nồng như tỏi, hành tím, ớt.
- Dùng đường phèn hay đường thốt nốt thì nước kho sẽ ngọt thanh.

4. Cá kho ngon nên kho hai lửa.
- Kho lửa ban đầu không cần thêm nước, đun lửa trung bình để phần nước mắm thấm dần vào cá và bay hơi bớt giúp cá săn lại từ thừ.
- Sau đó mới thêm nước vào để xăm xắp mặt cá, không đậy nắp hoặc mở nắp he hé. Kho đến khi nước cạn một nửa thì tắt bếp, để nguội đi 30 phút sau kho tiếp lửa thứ hai đến khi keo sệt lại là được.
- Cá kho ngoài Bắc thường sử dụng riềng thái miếng lót dưới đáy nồi, xay riềng nhuyễn để lên trên mặt cá giúp khử mùi tanh và giúp cá không bị khét khi kho thời gian dài.

#mySHEro #ThửTháchTháng3 #EsheepKitchen #Thếhệbìnhđẳng #IWD2021

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp  #nhữngnồicákhocủatuyệtvọngNhững nồi cá kho của tuyệt vọng.