#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp

Hạnh phúc một mình.

Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi bắt đầu ý thức về cái chết vào năm tôi lên bảy tuổi. Như một chuyến tàu chạy đến vô tận. Tôi tin rằng khi tôi đã bước qua những ga tàu đủ dài, tôi sẽ không còn vương vấn gì để bước lên chuyến tàu dài nhất ấy nữa. Khi bạn không sợ chết nghĩa là bạn sẽ sống trọn vẹn mỗi ngày.

Gia đình tôi có ba chị em gái nên thân nhau mà cũng hay chí choé nhau lắm. Bố mẹ sinh được ba đứa con cho nên phải chạy vạy lo toan nhiều, chịu nhiều đắng cay vất vả để lo cho ba chị em ăn học được đầy đủ, vì vậy mà bố mẹ cứ bận bịu hoài. Vì bố mẹ bận nên ba chị em phải nương tựa vào nhau và dĩ nhiên, mọi chuyện trong nhà, chị cả của tôi đã sớm ý thức được mà trưởng thành sớm. Chuyện cơm nước, nhà cửa chăm sóc các em đều một tay chị cả của tôi lo. Chị cả của tôi tên là Thu, cái tên cũng như người, đẹp và buồn như mùa thu vậy, mà cái gì đẹp quá thì thường ngắn ngủi. Chẳng thế mà mùa thu lúc nào cũng qua nhanh và cuộc đời của chị tôi chỉ vỏn vẹn 15 năm mà thôi.

Chị Thu của tôi rất hiền, lại xinh xắn, chị có nước da trắng ngần, khuôn mặt phúc hậu với đôi mắt to tròn, cái trán cao thông minh, cổ kiêu ba ngấn. Năm đấy chị mới 14 tuổi, tính cả tuổi mụ là 15, dáng người dong dỏng cao, tóc buộc vổng toát ra vẻ thông minh, rạng ngời, mỗi lần nhìn chị đạp xe đi học, tôi thường chạy theo phía sau nhìn cho đến khi chị đi khuất, trong lòng ngập tràn cảm xúc khao khát, ngưỡng mộ mà chẳng bao giờ có thể nói ra cho chị nghe. Chị cả của tôi là người rất tình cảm, đảm đang, hiếu thuận với bố mẹ. Trong ký ức mờ nhạt còn sót lại của đứa trẻ sáu tuổi khi ấy, tôi thường thấy chị tất tả đạp xe ra chợ sau khi tan học rồi vội vàng về nấu cơm, món chị làm ngon nhất, ngon không kém gì mẹ tôi là thịt rang cháy cạnh. Tôi là con út trong gia đình, không chỉ được bố mẹ yêu thương mà còn được hai chị gái chiều chuộng nên từ nhỏ, tôi đã bướng bỉnh, nhõng nhẽo, khó chiều nhất nhà. Tôi nghe các anh chị hàng xóm của tôi kể lại, ngày tôi còn bé, chị cả của tôi thường cõng tôi ru ngủ, bế tôi đi rong khắp xóm dỗ cho em ăn thay mẹ.

Nhưng tôi chẳng còn mấy ký ức về chị. Có lẽ mọi thứ về chị cả trong tôi đã nhạt nhoà như dòng nước cuốn chị chìm sâu ngày ấy, đến tận bây giờ, đôi khi, những gì tôi cố nhớ lại chỉ là những bọt nước trắng xoá. Năm tôi lên bảy, vào một buổi trưa hè nóng bức, mấy anh chị em trong xóm tôi rủ nhau đi bơi ở hồ nước sau bãi cát gần nhà. Tôi chẳng nhớ vì sao hôm đó mình lại rơi xuống nước dù không xuống bơi, chỉ nhớ khoảnh khắc khi tôi chới với rồi chìm dần, tôi nghe thấy tiếng chị tôi hét rồi nhảy xuống. Vài phút sau, tôi được lôi lên khi đã uống no nước và chẳng biết gì nữa ngoài những tiếng gào khóc, tai tôi ù dần và mắt chẳng còn nhìn thấy gì nữa, chỉ mơ hồ nghe thấy những tiếng kêu gào và tiếng xe cứu thương vang vọng suốt một chiều dài ký ức.

Những ngày sau đó, mỗi khi đi trên đường, tôi thường nghe những lời xì xầm một cách có chủ ý của người lớn khi nhìn thấy tôi: “Con bé này có chị chết đuối vì cứu nó này. Tội nghiệp nhà đấy, đứa con cả rõ là xinh. Đúng là con công thì mất, con quạ thì còn”. Tôi lè lưỡi nhạo họ rồi bỏ chạy. Năm tôi học lớp ba, bài thủ công tôi làm cắt dán về trang trí hoa quả, cô giáo chấm cho tôi được điểm 10 và lấy bài của tôi làm mẫu cho trường; nhưng khi cô giới thiệu bài của tôi với các cô giáo khác, cô lại mở đầu: “Con bé này gần nhà có chị chết đuối vì cứu nó”. Tôi đã xé toạc bài thủ công của mình giữa lớp và hôm đó bị cô giáo bắt làm bài kiểm điểm.

Nhiều năm sau khi chị cả của tôi mất, mẹ tôi vẫn thường khóc lặng lẽ trong đêm. Mỗi khi đến gần ngày giỗ của chị, mẹ lại ngồi đan áo và lật những album ảnh của cả nhà đã nhoè nhoẹt vì những giọt nước mắt rơi xuống của mẹ trong đêm, mẹ ngồi khóc trong vô thức: “Con lúc nào cũng nhường mọi thứ tốt đẹp cho các em. Lúc nào con thèm gì đó, con chỉ cười bảo mẹ: Mẹ ơi, bao giờ có nhiều tiền mẹ mua cho con cái đó nhé. Thu ơi, còn bao giờ mẹ mua cho con được nữa?”. Tiếng khóc rấm rứt, nén chặt mà vụn vỡ của mẹ đã từng là nỗi ám ảnh trong tôi những ngày thơ bé. Những bọt nước trắng xoá ấy đã phủ lên ký ức tuổi thơ của tôi một màn sương mờ ảo, nhoè nhoẹt và ẩm ướt. Để rồi xuyên suốt chiều dài tuổi xuân, trong lòng tôi luôn là những khoảng trống, mơ hồ và chênh vênh.

Tôi đã từng bắt mình sống như một đứa trẻ thật ngoan ngoãn, hiền lành, dịu dàng, nết na cho thật giống chị cả của mình, cứ sống như chị và yên phận trong một cuộc đời như bố mẹ muốn; thế nhưng, thẳm sâu trong tôi là những đợt sóng ngầm dữ dội và ồn ào. Tôi thấy mình thật giống với những vần thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh: “Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ”. Tôi càng cố bắt mình sống như chị cả lại càng khao khát muốn thoát ra. Và rốt cuộc thì tôi cũng tìm được cách để thoát ra, khi tôi bỏ tất cả để đi du học, để sang Nhật sống một cuộc đời khác. Tôi đã từng uống rượu đến say khướt, từng mỗi đêm ngồi ăn trong vô thức rồi móc họng cho nôn sạch, cũng từng lấy dao lam rạch lên tay, lên chân mình đến bật máu để cảm thấy dễ chịu trước khi tìm thấy bình yên trong nỗi cô đơn hôm nay. Tôi đã phải bước vào những ngày điều trị rối loạn lưỡng cực dai dẳng, đôi ba lần trên những chuyến tàu vô thức đưa tôi về Yamagata, tôi đã ngồi bất động trên con dốc dài nhuốm màu cô độc Chou để nhìn màu hoàng hôn tàn ở Yamagata, tự hỏi mình về ý nghĩa cuộc đời, và khi bước chân trở về nhà, ở trong căn bếp nhỏ này, tôi nhận ra cuộc đời là những ngày vô nghĩa trước khi tìm được ý nghĩa cho mình. Thật ra, tôi chẳng muốn kể gì về những tháng ngày chán chường, khủng hoảng ở Nhật, những tháng ngày tôi đã quên tất cả những yêu thương, những ước mơ, khao khát mà tôi muốn làm khi bước ra khỏi Việt Nam. Tôi không sợ người khác đánh giá mình, bởi tôi đã quá quen với những ánh nhìn cười chê, cũng quen với nỗi cô đơn mà lớn lên. Tôi không có thói quen đem tất cả những tâm sự dù vui hay buồn cho một ai đó nghe, ngay cả những người thân thiết nhất trong gia đình. Tôi cũng chưa từng dễ dàng bộc lộ tình yêu của mình cho những người tôi yêu thương. Tôi thường không hay nói chuyện với những người thân, người bạn của mình. Thế giới của tôi rất lặng lẽ, người bạn khiến tôi dễ mở lòng nhất có lẽ là những trang sách, tôi đọc rồi viết ra những dòng cảm xúc của mình lên những trang giấy và đốt đi khi chúng được lấp đầy. Tôi là một người mang nước với một nội tâm đầy phức tạp. Tôi thật ra chẳng có gì đáng để ngưỡng mộ. Sâu thẳm trong con người ấy, tôi là một người cô đơn, luôn nở nụ cười như vầng trăng khuyết sau đêm rằm, là bình thản để che đậy sự lạnh lẽo bên trong. Vì tôi đã luôn cô đơn, luôn khao khát được công nhận là chính mình, một con bé không hoàn hảo, đầy khiếm khuyết nhưng hãy cứ yêu và chấp nhận nó như vậy có được không?

Và hôm nay, tôi ở đây, kể lại một phần câu chuyện của mình, tôi không có thành công nào cả, tôi đã có một tuổi trẻ thất bại; 27 tuổi, tôi vẫn đi lạc đường và bố của tôi vẫn phải ngày ngày đưa đón tôi đi làm. Nhưng rồi tôi bỏ việc, sang Nhật để học và làm lại từ đầu, tôi đã đi làm đủ việc ở Nhật để học mọi thứ cho cuộc sống mới của mình từ việc cọ rửa toilet ở Nhật đến những việc bê vác nặng những thùng hàng vài chục cân trong các công xưởng của Nhật. Trước đây, thích thì tôi nghỉ, vui tôi cũng nghỉ; nhưng ở Nhật rồi, điều tôi học được là làm việc chuyên tâm và chuyên nghiệp dù thích hay không thích. Tôi đến Nhật để làm gì? Tôi cũng không biết nữa, nhưng chẳng phải để thực hiện điều gì cao cả, có lẽ chỉ là được sống một cuộc đời khác, làm những việc khác mà mình không thể và không dám làm do lười biếng, do chán nản, do phụ thuộc khi còn ở Việt Nam. Và cũng để nhận ra và học cách để yêu lấy mình, để hạnh phúc với những gì mình có.

Cuộc đời nghĩa là phải trải qua rất nhiều ngày mưa ẩm ướt, là u ám và lạnh buốt trước khi tìm được ngày nắng ấm áp, là xen lẫn trong nỗi buồn sẽ có niềm vui, chẳng có ai buồn mãi một nỗi buồn đã cũ cũng chẳng có ai cứ cười mãi trước một chuyện vui đã nhạt. Cho đến tận bây giờ, sau nhiều năm khi chị cả của tôi mất, tôi không còn oán trách số phận, không còn khao khát được trở thành một người như chị của mình nhưng tôi vẫn luôn xem chị như một người truyền cảm hứng cho tôi vượt lên tất cả, bước qua những sợ hãi, những đau buồn của cuộc đời để bắt đầu lại, để sống là chính mình. Chị giống như vầng trăng tròn đêm rằm, là tín ngưỡng để tôi vượt qua mọi tăm tối. Bây giờ, tôi đã đủ dũng cảm để sống một cuộc đời xê dịch như mình thích, được tự do trong những căn bếp đi thuê nhỏ bé và giản đơn để nấu ra những món ăn Việt Nam mà mình yêu, được sống một cuộc đời an nhiên trong nỗi cô đơn của chính mình, được ngày ngày bầu bạn với những trang sách và bình yên đợi ngày bước lên chuyến tàu dài nhất của đời người. Ở đó, tôi sẽ gặp lại chị của mình, sẽ gặp lại người bạn tri kỷ của mình để mỉm cười nói với họ rằng - tôi hạnh phúc.

Là hạnh phúc một mình. Là hiểu mình để hạnh phúc.

#mySHEro #ThửTháchTháng3 #EsheepKitchen #Thếhệbìnhđẳng #IWD2021

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpHạnh phúc một mình.Bạn bắt đầu ý thức về sự chết khi nào? Tôi