MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNG

Khái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và mình tin những người đang vận động và lan truyền thông điệp "Sống Xanh" sẽ được hồi đáp tích cực.
Nếu bạn cũng là một người nội trợ như mình, thì mình mong chúng ta hãy cùng nhau bắt tay vào hồi đáp lối sống xanh ngay thôi, môi trường sống của chúng ta không thể chờ lâu hơn nữa.

Mình chỉ là một người mẹ toàn thời gian, mình không có tài năng gì đặc biệt, điều mình nói có thể không truyền cảm hứng. Nên vậy, mình lắng nghe từ mọi nguồn và thực hành giảm thiểu rác thải mỗi ngày. Mình có thể không làm nên gì to tát, nhưng lối sống tạo nên thói quen, và con của mình sẽ học hỏi. Và thế hệ sau sẽ khác.
"Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh" - Nguyễn Sĩ Đại.

Việc thực hiện giảm thiểu rác thải, không hề ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống của mình. Mà ngược lại, khi tìm hiểu về vấn đề cốt lõi, mình có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Mình xin gợi ý ra đây một vài việc làm mà chúng ta có thể thực hiện để giảm thiểu rác thải ( ở đây mình muốn nhắc đến rác thải nhựa và nilon) ngay từ trong bếp.
1. Kiểm soát đầu vào của rác thải.
- Từ chối nhận bọc nilon hay hộp nhựa dùng 1 lần nếu không thật sự cần thiết. Thay vào đó, mình có thể chuẩn bị:
+ Hộp chất liệu an toàn để đựng những món đồ ướt, thực phẩm sống, thực phẩm ăn liền, thức ăn mang đi...
+ Giỏ hay túi cói để đi chợ mua đa dạng các loại rau, củ, quả.
+ Túi vải (tiện vì có thể xếp gọn và để sẵn trong cốp xe) để đựng khi mua các loại tạp hóa, hóa mỹ phẩm.
+ Túi zip để đựng các loại đồ khô, sợi khô như bún gạo, mì vàng, nui, miến... Thường các loại này trong siêu thị sẽ đóng gói nilon, nhưng nếu mua ở hàng tạp hóa chợ, mình có thể chọn mua hàng quê theo kg và từ chối lấy thêm bọc nilon.
+ Cốp xe, túi áo, túi xách... hoặc nếu có thể thì cầm luôn trên tay nếu lỡ như mình quên không chuẩn bị giỏ/túi.
Thực ra, hộp, giỏ, túi vải/túi zip đều có thời hạn sử dụng nhưng vòng đời của nó dài hơn cái bọc nilon, nên mình ưu tiên chọn. Không có cái gì có thể tuyệt đối được, mình cố gắng chọn điều tốt nhất có thể thôi.
- Giảm việc nhận bọc nilon hay hộp nhựa dùng 1 lần bằng một số gợi ý như:
+ Chọn chai/lọ thủy tinh thay vì nhựa PET khi mua các thực phẩm đóng chai như mắm, dầu, tương...
+ Nếu chỉ có lựa chọn nhựa PET thì nên chọn chai/lọ dung tích lớn, rồi có thể chiết ra chai/lọ nhỏ dùng dần, để hạn chế thải nhiều vỏ nhựa.
+ Có thể chọn mua mặt hàng quê theo kg, theo lit như sợi khô, bột, mắm... và mang theo dụng cụ cá nhân để chứa/đựng.
+ Nếu có thể, cái này tùy lựa chọn mỗi người ạ, hạn chế luôn các loại thực phẩm đóng gói nilon nhỏ như trà, cà phê, mì gói... và thay bằng loại truyền thống.
2. Kiểm soát đầu ra của rác thải.
- Tái sử dụng chai/lọ thủy tinh và hộp nhựa an toàn (nhựa số 2, 4, 5 - thông tin này mình tham khảo trong sách của bác sĩ Anh Nguyễn). Rửa sạch và dùng các loại chai/lọ/hộp này cho các nhu cầu khác của gia đình.
- Các loại nhựa PET và nhựa đựng hóa mỹ phẩm không nên tái sử dụng cho thực phẩm thì mình có thể mang đi trồng cây, cũng rất xinh xắn. Hoặc dùng để đựng đồ linh tinh, sắp xếp/phân loại đồ dùng trong nhà cũng rất gọn gàng ạ.
- Có các tổ chức đứng ra thu gom nhựa PET, hộp sữa và một số loại khác để tái sử dụng cho các dự án môi trường. Nhà mình ở quê xa và còn bận bịu với 2 bạn nhỏ nên mình chưa góp sức ở nội dung này.
- Phân loại rác và tái chế (bán ve chai).
+ Rác hữu cơ như xác rau, vỏ củ quả... thì mình để trồng cây, trồng rau. Mình vùi xuống đất rồi trồng rau, cây cảnh lên trên thôi ạ. Còn cơm, canh thừa thì để phần gà, vịt.
+ Rác nhựa, giấy, thủy tinh thì mình để riêng thành 3 loại như vậy và khuyến khích con gái 4 tuổi gom bán ve chai, lên kế hoạch sử dụng số tiền ấy. Một trò vui nho nhỏ và một bài học đầu đời cho bạn ấy thôi ạ.
+ Phân loại đến đây rồi thì lượng rác thải ra ngoài đã giảm được rất nhiều rồi ạ, nhìn số rác mình đem vứt cho xe chở rác sẽ là thang điểm mình có thể tự chấm cho chính mình.

Mình viết ra chừng này ý tưởng, và sẽ còn rất nhiều điều, nhiều việc mình chưa làm được và chưa biết đến. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng comment để chúng mình cùng chia sẽ với nhau và cùng thực hiện tốt hơn lối sống xanh.

#MượnBếpYêuMình #HeForSheAtHome #ThửTháchTháng5 #YêuBếp #EsheepKitchen

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và

MƯỢN BẾP - YÊU MÔI TRƯỜNGKhái niệm "Sống Xanh" có lẽ không còn mới với mọi người, và