Vườn Sầu Riêng Gia Đình

SẦU RIÊNG, TRÁI CÂY NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN,

Chào các thành viên Yber,
Tại em đang trong chốt làm việc cách ly với bên ngoài, không phải vì f gì cả mà là vì đảm bảo sản xuất thuốc luôn hoạt động, nên em chia sẻ bài cho mọi người biết thêm về sầu riêng, một loại quả gai góc, ngon ơi là ngon và khiến nhiều người viêm màng túi mà mãi chẳng dời xa,
Em không bán sầu đâu ạ, vườn nhà em đã thu từ trước 30/4 rồi 😊.
Nhà em có 1 khu vườn rất rất tâm huyết, vì nó là nguồn thu chính của cha mẹ ở quê, vườn sầu rộng 5000m2 ạ,
Nhà em trồng 4 loại sầu: Ri6 (hay còn gọi là cơm vàng hạt lép), mõn thoong (sầu thái), sữa hạt lép (sầu thái sữa) và chuồng bò
Vườn nhà em thì có nhiều nhất là ri6, mấy loại kia trồng vài cây cho vui cửa vui nhà thôi.
Chủ yếu có tuổi từ 4 năm đến 15 năm,
Vườn nhà em ở Chợ Lách - Bến Tre, trước nhà là sống nhánh nhỏ, sau nhà là sông Cổ Chiên nên là đất rất màu mỡ, mấy năm nay bắt đầu có xâm nhập mặn nên việc chăm cây và theo dõi độ mặn xâm lấn cực kì quan tâm, vì cây sầu rất kị nước mặn, ảnh hưởng đến độ sống còn của cây mà nhẹ hơn là chất lượng trái sầu,
Em xin chia sẻ sơ sơ mô hình chăm cây nhà em như sau:
Đầu tiên, chia đất thành từng luống cao (miền Tây gọi là liếp), giữa các luống có rãnh sâu để làm đường dẫn nước từ sông vào (thông qua cống của gia đình nối với sông, nước lên thì mình mở cống để nước vào, tới khinuowcs rút đóng cống lại, và để cỏ mọc tự do xung quanh rãnh nước giữ ẩm), sau đó trồng sầu riêng cách nhau chừng 10-15m/ cây, giai đoạn cây còn nhỏ thì có thể trồng xen ổi - chanh - tắc (quất) - chuối (trồng sát rãnh nước và xa tán sầu) sát bờ sông thì trồng dừa dứa, dừa dâu và mít. Sầu trồng chừng 2 năm sẽ bắt đầu thấy ra hoa, vì ở miền Tây đất tốt nên cây lớn rất nhanh, nhưng từ 2-4 tuổi nhà em vặt hết hoa đi để dưỡng cây, vừa giúp cây khoẻ lại hạn chế được trái chưa chất lượng, nhà em chủ yếu bón sầu bằng phân dê - gà và phân bánh dầu (ủ gì đâu mà cha mạ ơi, nó thúi kinh khủng khiếp), có bón npk khi cần thiết và đang hướng tới 100% hữu cơ,
Khi sầu còn nhỏ, thu nhập chủ yếu từ các cây nhỏ xen canh và cây ở bờ sông, kèm hoa Hạnh Phúc trồng trong tán cây sầu,
Chăm sóc giai đoạn ra hoa (giai đoạn quyết định chất lượng sầu riêng), trồng sầu riêng cực nhất giai đoạn này, nếu như bầu chủ yếu thụ phần vào 8-9 giờ tối thì sầu thụ phấn lúc 7h tối, có thể không cần thụ phấn, tuy nhiên, nhà em có truyền thống thụ phấn cho nó, lấy 1 cây tre dài 3-4m, cột chùm lông như chổi lông gà, quét qua quét lại rung rung chùm hoa sầu riêng để cho phấn hoa phân tán đều sẽ giúp sầu riêng thụ phấn tốt hơn, làm trái tròn đều, đậu trái cao hơn, 1 đợt sầu rộ bông thì mất chừng 3-4 tối để làm, nhà em thường cho nó ra 2-3 đợt cách nhau 5-7 ngày/ đợt, sau khi thụ phấn sẽ viết 1 tờ giấy bao cẩn thận treo lủng lẳng trên cành sầu ☺️ (người ta tưởng bùa chú chứ thật ra là để canh ngày đấy các bác ạ, vì Ri6 sẽ chín sau tầm 100 ngày từ tối thụ phấn đó)
Thụ phấn xong chưa phải là hết đâu, sau 10-15 ngày phải vặt hết hoa ra tiếp trên các cành cây, để tập trung nuôi trái, khiến thu hoạch không bị nhầm, đảm bảo dinh dưỡng nuôi quả và dưỡng cây khoẻ mạnh cho mùa sau,
Nếu thời tiết thuận lợi thì sau 1 tháng thụ phấn, mình sẽ đi tuyển trái, 1 chùm chỉ để 2-4 trái tròn, loại 4-5 hộc, nếu thời tiết không ủng hộ mà rụng 😔 thì mỗi chùm chỉ còn vài trái nên giữ nguyên ạ.
Nói chung từ lúc nở bông là đu trên cành như khỉ vậy đó, cho tới khi sầu được 2 tháng tuổi, thì đi neo cành, để tránh gió đu làm rụng hoặc gãy
Bón phân định kì, quét vôi gốc nếu cần, tránh sâu đục thân,
Sau gần 100 ngày những trái sầu đầu tiên sẽ rụng, lúc đó cũng là lúc có thể thu hoạch trái ngọt, mình sẽ đu trên từng cành, gõ trái hoặc dựa vào lá bùa đã gắn để cắt, (sầu rộ lượng rất nhiều, nếu chờ rụng thì vận chuyển tới nơi sẽ mất ngon, nên là 1/3-1/4 sẽ là sầu rụng, nhờ quản lý ra bông nên những trái sầu cắt già cũng sẽ chín sau 2-5 ngày cắt.
Và theo kinh nghiệm ăn 1 năm tầm 30-60 trái như em thì thấy chín cây hay chín sau 2-5 cắt ăn đều phê pha như nhau 😛.
Túm lại là đây là khu vườn nhà em rất tâm huyết, lúc chuẩn bị canh ra bông thì phải bao nilong vào gốc để cho khô gốc mới bật hoa (phần này em chưa học được của mẹ)
Còn mùa nguy cơ nước mặn thì theo dõi nước vào để trữ che nilong cho hạn chế thoát nước khi trời quá nóng,
Mời mọi người ngắm sầu ☺️☺️☺️
#yeubep
#nghiénaurieng

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình

Vườn Sầu Riêng Gia Đình