Tết Đoan Ngọ: Lễ hội truyền thống giết sâu bọ
#YêuBếp
❤️Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông nói chung và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá của Việt Nam nói riêng.
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ ( Tết Đoan Dương) là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
“Đến ngày đón tết mùng năm
Tết này Đoan Ngọ mơ thầm tuổi thơ
Ngày này buổi sáng tinh mơ
Mẹ ta gọi dậy để chờ giết sâu...”
Ngày xưa, nhà mình làm ruộng nên nhà tự trồng lúa, do vậy đến ngày này là chuẩn bị gạo nếp nấu món rượu nếp từ 2-3 hôm trước, nấu xôi, giã men, ủ xôi rượu nếp để kịp ngày 5/5 là có rượu nếp thắp hương.Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, trên phủ lá sen, chậu bên dưới hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan ngọ nhà mình ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy. Đó là một phong tục có từ lâu đời từ xa xưa ở nơi mình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc.
Bạn cần đăng nhập để thực hiện bình luận.
Nếu chưa có tài khoản đăng ký tại đây