#tếtđoanngọ2020#yeubep#banhgunEm cũng không biết có phải mọi nhà trong tỉnh Phú Thọ

#tếtđoanngọ2020

#yeubep

#banhgun

Em cũng không biết có phải mọi nhà trong tỉnh Phú Thọ đều biết và gói Bánh Gùn trong ngày Tết Đoan Ngọ hay không. Nhưng nơi em ở, thì cứ đến ngày 5/5 nhà nào cũng gói loại bánh này.

Nghe tên Bánh Gùn thấy kỳ kỳ. Mọi người gọi như vậy bởi trong thành phần nguyên liệu làm bánh có tro của Hoa Gùn. Hoa Gùn nhìn rất giống với hoa Sử Quân Tử mọi người hay trồng ở bờ rào (nhưng em không biết có phải cùng 1 loại không).

Ở Yên Bái có bánh Tò He nhìn hình dáng cũng thấy giống nhưng không phải là một, bởi bánh Tò He không có tro Hòa Gùn và được gói bằng lá chuối.

Ngày bé, cứ chuẩn bị đến ngày mùng 5/5 cách khoảng 5-10 ngày là mọi người đã chuẩn bị nguyên liệu cho món bánh này.

Nhìn chiếc bánh bé xíu mà để làm ra nó cũng lắm công đoạn:

Đầu tiên phải lấy được Hoa Gùn và thân cây bánh tẻ rồi rửa sạch, phơi khô, sau đó đem đốt lấy tro. Phải được nắng, có nhiều hoa thì mới thu được loại tro ngon và thơm. Sau khi thu được cho sẽ cho vào cối giã cho nát, dây cho mịn.

Một nguyên liệu nữa cũng lắm công phu mới lấy được đó là lá Mai. Không phải lá của Hoa Mai, mà Mai là anh chị em họ của cây tre. Lá tre thì bé nhưng lá Mai thì to, nhiều lá có thể to bằng bàn tay người lớn xòe ra.

Sáng 4/5 mọi người sẽ đi lấy lá Mai, công việc nặng nhọc này thường do các ông Bố hoặc các chàng thanh niên đảm nhận.

Vì lá Mai sau khi hái xuống sẽ rất nhanh bị héo, cho nên giữ phẳng lá Mai bằng cách xếp thành từng tập rồi kẹp nó vào gắp và để nó vào chậu nước.

Giờ thì chuẩn bị nguyên liệu để tối cả nhà ngồi gói bánh thôi.

Nguyên liệu bao gồm: Gạo nếp, tro gùn, đỗ đen và xíu muối trắng.

Muốn bánh được dẻo nên chọn loại nếp ngon như nếp cái hoa vàng, đem vo sạch rồi phơi ráo nước.Sau đó trộn với tro gùn. Trộn làm sao để tro gùn bám đều vào từng hạt gạo, sau đó mang đi sàng lại một lượt để loại bỏ tro thừa. Cuối cùng trộn thêm đỗ đen đã ngâm qua (nhiều nhà cũng không thích cho đỗ đen) và cho xíu muối để bánh đậm đà hơn.

Để được cái bánh đẹp thì người gói cần phải rất khéo tay. Lá Mai sau khi rửa sạch, lau khô người gói sẽ ót nó lại thành hình cái phễu (chóp nón) rồi cho gạo đã trộn vào vỗ cho đủ chặt (không được quá chặt khi luộc bánh sẽ bị nứt). Rồi dùng lạt giang buộc chặt.

Công đoạn cuối cùng là xếp bánh vào nồi mang đi luộc. Mặc dù không lâu như bánh Chưng, nhưng cũng phải luộc tầm 4 tiếng để chiếc bánh được rền, các nguyên liệu nhuyễn vào với nhau.

Bánh ăn nguội và chấm với mật ong. Vị bánh cũng rất đặc biệt: dẻo của gạo nếp, bùi bùi của đỗ đen, thơm của tro Gùn và lá Mai.

#tếtđoanngọ2020#yeubep#banhgunEm cũng không biết có phải mọi nhà trong tỉnh Phú Thọ

#tếtđoanngọ2020#yeubep#banhgunEm cũng không biết có phải mọi nhà trong tỉnh Phú Thọ