Hà Nội trở gió, cũng đúng dịp cuối năm 2020.Vèo một cái đã hết 365 ngày. Nhiều lúc

Hà Nội trở gió, cũng đúng dịp cuối năm 2020.
Vèo một cái đã hết 365 ngày. Nhiều lúc thời gian đúng là một "con tró", mà không phải nó chỉ chạy ngoài đồng đâu, nó còn chạy trên cả cao tốc các bạn ạ! :)))))

Vừa nghỉ tết dài mấy tháng xong giờ lại tết tiếp, thôi thì không biết kinh tế có đi xuống ko, nhưng cuối năm cũng vẫn là phải oánh chén bên gia đình, người thân, người yêu các bạn nhở. Thế nên mình mạnh dạn chia sẻ cách làm món lẩu riêu cua. Bạn nào còn đang lăn tăn "Bữa tối cuối cùng" 2020 xơi cái gì thì thử tham khảo nhé nhé nhé 😘😘😘

LẨU RIÊU CUA
-----
1. Nguyên liệu nấu nước lẩu:
- Cua đồng 500g
- Mẻ
- Dấm bỗng
- Muối
- Mắm ngon
- Hạt nêm
- Cà chua
- Hành khô
- Dầu diều

2. Nguyên liệu ăn kèm:
- Thường lẩu riêu cua thường ăn kèm bắp bò, sườn sụn. Rau nhúng kèm thường có xà lách, thân chuối, hoa chuối, tía tô, kinh giới, húng bạc hà trộn lẫn...
Tuy nhiên cũng giống như các loại lẩu khác, còn tùy khẩu vị gia đình hoặc nguyên liệu các bạn mua được. Ví dụ nhà mình không thích bắp bò, mà thích ba chỉ bò Mỹ. Mình đang niềng răng ko nhai được sụn thì thay sườn sụn bằng gầu bò... Hoặc có thể thay rau sống bằng rau muống, cải... Bla bla
- Đậu trắng
- Váng đậu
- Bún

3. Cách làm nước lẩu riêu cua:
- Cua đồng chọn con cái, mẩy. Xóc nước làm sạch, bóc mai bỏ yếm, rửa sạch rồi giã/xay cùng một chút muối để cua không bị vỡ bồng khi nấu. Gạch cua để riêng.
- Lọc cua bỏ bã, cho lên bếp đun mức nhiệt 7/9 đến khi thấy một vài miếng gạch cua nổi lên thì hạ xuống mức 5/9, để cua đóng bồng dần dần, không bị vỡ. Đến khi nào bồng cua đã chắc lại thì tắt bếp, vớt bồng cua ra.
(Ở bước này mình sẽ chia thành 2 cách nấu, một cách là làm bồng cua chưng ăn kèm bún. Cách thứ 2 dành cho các bạn thích thả bồng, mình sẽ ghi ở đoạn sau nhé!)
- Phần nước cua trong, các bạn lọc mẻ, bỏ vào đun sôi kỹ, nếm độ chua vừa phải, sau đó thêm một chút dấm bỗng để nước thơm. Nêm nếm hạt nêm và mắm sau cho hợp khẩu vị. Tuy nhiên nên để vị chua nổi hơn một chút, khi ăn sẽ không bị ngấy. Nêm nếm xong đợi nước sôi lại và tắt bếp.
Đối với các món gia đình mình không có định lượng cụ thể, vì mỗi nhà một khác nha các bạn!
- Dùng dầu điều phi hành khô đến vàng thơm, rồi cho cà chua chín rửa sạch, bổ múi cau vào xào cho chín mềm, rồi cho phần gạch ở mai cua vào chưng màu cho vàng ươm. Do nhà mình thích nước lẩu trong, nên xong bước này mình cho luôn vào phần nước lẩu bên trên là xong. Để dành bồng cua làm bồng chưng mắm ăn kèm bún rất ngon.
Ở phần này, nếu các bạn muốn thả chung phần bồng cua đã vớt ra vào nước lẩu, thì các bạn cho phần bồng vào chảo xào cà chua, chưng lên cho bồng cua có màu đẹp, tránh đảo mà chỉ lấy thìa "rưới" phần nước sốt lên cho phần bồng có màu đỏ đẹp. Sau đó nhẹ nhàng đổ sang nồi nước dùng trong nhé các bạn.
- Đậu trắng, váng đậu rửa sạch, rán vàng.

4. Cách làm bồng cua chưng: Cách này do một lần mình đi ăn ở một nhà hàng nhỏ vùng quê ngoại thành Hà Nội, thấy họ làm rất ngon, nên về mình cũng bắt chước làm theo.
+ Dùng dầu điều phi hành khô cho vàng, bớt ra 1 phần, phần còn lại bỏ bồng cua vào xào. Nên nhiều dầu một chút để bồng không bị khô. Đảo cho bồng cua hơi nát ra, rồi nêm mắm hơi đậm vị một xíu. Cuối cùng cho ít mì chính (bột ngọt) vào để cua đỡ mặn. Nhà mình bỏ mì chính từ lâu nên nêm vào đó chút xíu đường. Sau cùng là bỏ sốt ra bát, rắc phần hành phi lên trên là xong. Phần bồng chưng này các bạn có thể ăn trực tiếp với bún đã rất ngon rồi, hoặc dùng kèm khi bún chan nước lẩu cũng rất ngon và mềm.

5. Bày nguyên liệu ra và choén thôi. Hehehe

Chúc các bạn có một buổi tối cuối năm vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân nhé ^^

Hà Nội trở gió, cũng đúng dịp cuối năm 2020.Vèo một cái đã hết 365 ngày. Nhiều lúc

Hà Nội trở gió, cũng đúng dịp cuối năm 2020.Vèo một cái đã hết 365 ngày. Nhiều lúc

Hà Nội trở gió, cũng đúng dịp cuối năm 2020.Vèo một cái đã hết 365 ngày. Nhiều lúc

Hà Nội trở gió, cũng đúng dịp cuối năm 2020.Vèo một cái đã hết 365 ngày. Nhiều lúc