Làm vườn có vất không?Câu trả lời là: Các bạn mới làm thường chưa có kinh nghiệm

Làm vườn có vất không?
Câu trả lời là: Các bạn mới làm thường chưa có kinh nghiệm thường tốn sức nhiều hơn. Nhưng đó cũng không hẳn là lý do chủ yếu. Cái chính là do tư duy làm.
Ví dụ, như bạn nhìn thấy một bãi cỏ nhung xanh mướt, lối đi với những khóm hoa gọn gàng. Tuy vậy, bạn nên biết một thảm cỏ xanh mướt như vậy hàng ngày tốn rất nhiều nước tưới, và để không bị cỏ dại hay bồ công anh mọc khắp vườn thì bạn phải đi nhặt cỏ dại thường xuyên. Chuyện đó chẳng thú vị chút nào vì hạt bồ công anh phát tán theo gió, còn cỏ nhung thì hạn chế đi lại trực tiếp vì dễ nát hỏng. Nếu muốn một thảm cỏ để trẻ con chạy nhảy nô đùa thoải mái, bạn nướng barbecue mà không phải chăm sóc nhiều thì loại cỏ trồng ở công viên là lựa chọn tốt hơn là bãi cỏ đẹp mắt kia.
Phải 80% thời gian của những người làm vườn là đi dọn vườn, nhổ cỏ dại và tưới cây. Những khu vườn càng gọn gàng, chau chuốt thì càng tốn công nhổ cỏ và dọn dẹp. Hầu hết những người làm vườn đều nhận thấy điều này. Thử hình dung, ngày nào cũng đi nhổ cỏ dại, tưới cây, nhưng dịp nghỉ hè, đi vắng một vài ngày thì cây cối lại dặt dẹo và có dại mọc đầy. Chẳng ai muốn sau kỳ nghỉ hè lại hùng hục dọn vườn và nếu như thế kể cũng nản. Thực ra, đó là lựa chọn của chính bạn. Hoàn toàn có những kiểu vườn không cần tưới trừ khi hạn hán. Cỏ dại cũng không cần dọn nếu quy hoạch đúng chỗ.
Để không phải thường xuyên tưới:
- Bạn nên trồng cây nhiều tầng, nhiều tán, quanh vườn có cây cao tiết đến là các cây tầm trung, bụi lớn rồi đến các cây bụi nhỏ hay thảm cỏ. Một khu vườn nhiều tầng tán như vậy thì mặt đất giữ nước rất tốt có khi đến 1-2 tuần cũng không phải tưới chứ nói gì đến đi du lịch vài ngày. Lưu ý: trừ cây rau là bạn phải tưới hàng ngày vì hầu hết rau là các cây rễ nông. Các cây gia vị thì chịu hạn tốt hơn, có thể một vài ngày không tưới.
- Trường hợp chưa có nhiều tầng, nhiều tán, thì tốt hơn cả đừng để mặt đất trống, cứ để cỏ mọc vì cỏ giữ ẩm, hoặc tấp tủ bề mặt bằng compost hoặc lá cây hoặc các chất hữu cơ, chúng sẽ giữ ẩm và giảm sự bay hơi nước từ đất.
- Nếu vườn đất quá không cằn, thì cần làm cái hốc, bẫy giữa nước, bạn có thể đặt một chậu gốm (kín đáy) rồi đổ đầy nước, đậy kín. Nước trong chậu gốm sẽ thẩm thấu qua gốm từ từ vào đất trong một vài ngày sau đó. Có rất nhiều cách là bẫy nước như thế. Như vậy thay vì hàng ngày đi tưới thì chỉ việc đổ đầy chậu gốm rồi quay lại sau vài ngày.
- Nếu trồng cây trong chậu thì chậu càng to càng giữ ẩm, chậu gỗ mình làm đúng kỹ thuật có thể chịu hạn được 2-3 ngày trong trường hợp đi vắng.
Về hạn chế cỏ dại cũng có nhiều cách. Nhưng đầu tiên quan niệm cỏ dại không phải thứ phiền toái. Ngược lại khi thì nó có ích ví như trồng cây lớn thì cỏ dại ở phần đất mặt chẳng ảnh hưởng gì, trái lại nó còn giữ ẩm và tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn. Cỏ dại chỉ cạnh tranh với các cây cùng tầng với nó như trong trường hợp trồng rau. Mẹo ức chế cỏ dại trong những trường hợp này như sau:
- Không cần cày xới, cuốc đất, không cần phơi đất. vì càng cày càng xới càng kích thích cỏ dại mọc. mình trồng ở một bãi toàn cỏ dại thì đơn giản trải bìa cát tông, tưới ẩm một vài ngày để đó cỏ tự thối mục vì nó thiếu sáng lại bị úng thì tự chết. Sau đó mình đổ đất và chất hữu cơ hoại mục nên cao chừng 16-24cm và trồng rau. Quá trình mới ươm cây giống thì một phần cỏ dại theo gió hoặc có trong đất mọc lên. Cơ bản, cứ để chúng mọc. Đến tầm cây rau cũng nhỉnh nhỉnh thì chỉ mất một buổi với phương pháp pick-put nghĩa là túm nhổ lên và vứt ra ngay đó. Để ức chế các phần cây dại nhỏ hơn thì trải thêm một lớp compost dày vài cm nữa là khi đó ức chế hết cỏ dại. Sau đó, thì cây rau đã lớn và che kín đấy nên cỏ dại không còn điều kiện thuận lợi để sinh sôi nữa. Như vây, trồng rau mình chỉ làm cỏ dại có 1 lần duy nhất. Đổ đất cũng một lần duy nhất, sau đó mỗi vụ thu hoạch lại trải lá cây thừa rồi đổ hoại mục chừng 5 cm trên mặt và canh tác vụ mới.
- Với cây ăn quả thì chăm sóc lại càng dễ hơn, gần gốc cây mình thường tấp tủ bằng gỗ vụn hay lá thông hoặc compost hoại mục. Để tiện nhiều khi gần gốc cây ăn quả hay giàn leo mình làm cái thùng compost cỡ phù hợp địa hình. Dạng thủng có lỗ thoát xung quanh, trên có nắp đậy
Hàng ngày, cây cỏ cây hay rác thừa mình chỉ quăng vào đó, cả rác củ quả nhà bếp. lâu lâu nó phân hủy và thấm dần vào đất nên cây giàn rất xanh. Lúc phân hủy rồi thậm chí thay vì tưới gốc cây mình tưới luôn xô nước vào cái thùng compost đó để dinh dưỡng trong thùng thấm xuống gốc cây. Làm vậy ít tốt công, có khi cả tuần mới tưới một phát mà tốt cây.

Nói chung có rất nhiều mẹo, và nhìn chung làm vườn mà hạn chế làm đất, nhổ cỏ dại và không phải tưới hàng ngày thì giảm đến 80% khối lượng công việc và khi đó không còn quá sức nữa phải không ạ. Điều đó cần có chiến thuật và tư duy làm.

Làm vườn có vất không?Câu trả lời là: Các bạn mới làm thường chưa có kinh nghiệm

Làm vườn có vất không?Câu trả lời là: Các bạn mới làm thường chưa có kinh nghiệm

Làm vườn có vất không?Câu trả lời là: Các bạn mới làm thường chưa có kinh nghiệm

Làm vườn có vất không?Câu trả lời là: Các bạn mới làm thường chưa có kinh nghiệm