Lần nào khoe hoa, cũng có nhiều bạn chưa biết hỏi kinh nghiệm trồng hồng, nay mình

Lần nào khoe hoa, cũng có nhiều bạn chưa biết hỏi kinh nghiệm trồng hồng, nay mình xin chia sẻ lại cho những bạn chưa đọc ở những lần khoe hoa trước nhé:
- Về giá thể & phân bón:
Lúc ban đầu mới mua cây về nếu thấy bầu là đất sét nhiều là nên đập bỏ đất sét (để bầu khô nước vỗ nhẹ nhẹ xung quanh bầu là đất sét rơi ra còn nguyên rễ), nếu nhìn giá thể trong bầu còn tơi xốp thì để nguyên cũng được và tiến hành sang chậu lớn hơn cho cây phát triển, tiến hành sang chậu và cắt tỉa hết cây để cây dồn sức phát triển rễ (Kỹ thuật cắt tỉa cành là cắt theo góc 45°, cách mầm tầm 0.5cm, chấp nhận đau lần đầu để về sau cây khỏe & rực rỡ hơn), giá thể để sang chậu trộn giá thể với tỉ lệ 1 phần đất (mình dùng đất phù sa) với 2 phần trấu (trấu ko cần hun) ngoài ra lúc này trộn bổ sung thêm một ít phân dê (Phân dê đã trộn vôi phơi thật khô, kỹ hơn thì ngâm ủ với Nấm đối kháng Trichodema để xử lý, khi này ko sợ xót rễ phân dê thuộc dạng tan chậm nên chắc phải cả năm mới bón lại phân dê, ngoài ra có thể dùng phân bò qua xử lý, phân trùn quế thay thế cũng khá ok) + phân gà vi sinh của Đức (Của Nhật cũng tốt). Sau khi sang chậu thì để cây nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp tầm 2-3 hôm.
Ngoài ra sau mỗi đợt cắt tỉa cây về sau (Những lần này cũng nên cắt tỉa đồng loạt cây một lúc, để sau này cây ra hoa đồng loạt) mình bón B1 dạng viên loại người uống tầm 4-10 viên tùy theo kích thước cây (tiệm thuốc tây nào cũng bán, để nguyên viên hoặc nghiền mịn pha nước tưới vào ngay cạnh gốc) để kích rễ khỏe & cây ra nhiều mầm, sau khi bón b1 khoảng 3 ngày khi cây hấp thụ hết B1 mình bổ sung thêm 1 nắm phân gà vi sinh (Phân gà vi sinh có tác dụng kích thích rễ phát triển mạnh & khá là thúi) vài ngày sau lại bổ sung thêm Đậu tương ủ humic or Bánh Dầu Đậu Phộng (Hai loại này cũng rất thúi, có cách ngâm xử lý mùi có trên google) để cây có thêm dinh dưỡng, nếu thấy cây còi cọc, vàng lá thì tưới bổ sung B1 dạng nước (Phân bón lá vitamin B1 dạng nước) phun lên thân và lá (Thời điểm thích hợp để phun,tưới B1 cho lá đó là sáng sớm 5-7h và chiều mát 17-18h. Không tưới B1 cho cây vào lúc trời nóng, nhất là giữa trưa, làm cây bị cháy lá. Không tưới B1 ban đêm để tránh nấm và sâu bệnh hại cây, tỉ lệ pha B1 dạng nước có trên mỗi lọ). B1 dạng nước & viên mang lại hiệu quả nhanh & rõ rệt gấp nhiều lần so với nước vo gạo, vì hàm lượng B1 trong nước vo gạo cũng không có nhiều.
Ngoài ra nếu có Dịch chuối thì tưới Dịch chuối sau khi cắt tỉa cây & lúc cây đang đóng nụ cũng rất tốt, ko bón dịch chuối lúc cây đang nở hoa (Dịch chuối có chứa nhiều Kali giúp hoa chuẩn Form, lâu tàn & cũng kích thích cây ra nhiều mầm, cũng có hướng dẫn tự làm trên google).
- Về tưới cây (Khá quan trọng - Hoa hồng ko cần nhiều nước nhưng cần đủ, nước trong giá thể phải đủ độ ẩm 30-40%, nếu nước quá ẩm sẽ dễ gây đen thân, thối thân, thối rể): Trời mát lạnh chỉ tưới ngày 1 lần, riêng tháng he này nắng nóng thì mình tưới nước ngày 2 lần sáng sớm & chiều mát (Buổi chiều ko nên tưới cây khi mặt trời đã tắt hẳn) sau mỗi lần tưới lá, thân thì phun thật mạnh vào lá, hoa (phun lá thì theo chiều dưới lên hoặc phun ngang để rửa sạch mặt dưới lá, thổi bay hết sâu bệnh, nhện phấn trắng nếu có) chấp nhận phun mạnh có thể thổi bay luôn cánh hoa để rửa cây phòng sâu bệnh và tưới cả gốc, trời nắng gắt quá thì buổi trưa nên tưới bổ sung cho lá (Lúc này chỉ phun ngang để tưới lá, hoa, thân và ko tưới gốc)để cây được tươi mát ko héo ngọn, hoa tươi lâu hơn. Nếu ngày trời mưa nhiều thì sau đó nên phun tưới rửa lá (Phun ngang, phun dưới lên để hạn chế nước rơi vào gốc) cho cây vì mưa dễ sinh nấm bệnh cho cây.
- Về phòng bệnh cho cây (Mình quyết nói ko với thuốc trừ sâu & hóa chất độc hại vì nhà mình có thói quen hãm trà hoa hồng uống mỗi ngày): nên mình theo chu kỳ 3,4 ngày tưới nước Rượu gừng tỏi ớt vào khoảng 17-18h để phòng sâu ăn lá, phấn trắng ... (Hỗn hợp Rượu Gừng Tỏi Ớt xay nhuyễn ngâm 10 ngày, chắt lấy nước rồi pha tỷ lệ 1/10 là tưới toàn bộ cây)
Riêng bệnh trĩ mãn tính cây ko chết nên mình chấp nhận sống chung ko xài thuốc hóa học chỉ pha Oxy già tưới vào buổi tối 17-18h theo tỉ lên 10ml Oxy già với 1 lít nước hoặc 15ml với 2 lít nước trong khoảng 1 tuần liên tục sẽ giảm trĩ được 60-80% chứ ko hết hẳn. Phòng trĩ thì tưới Oxy theo chu kỳ 3,4 ngày như chu kỳ tưới Rượu, Gừng, Tỏi, Ớt
Cũng như B1 tưới các loại phòng sâu bệnh này cũng nên tưới sáng sớm or chiều tối.
Mấy bệnh khác như rầy, nhện, thán thư ... cây nhà mình chưa bị nên chưa tìm hiểu các phương pháp không dùng thuốc khác.
Chúc cả nhà sớm có 1 vườn hồng rực ro nhé!

Lần nào khoe hoa, cũng có nhiều bạn chưa biết hỏi kinh nghiệm trồng hồng, nay mình

Lần nào khoe hoa, cũng có nhiều bạn chưa biết hỏi kinh nghiệm trồng hồng, nay mình

Lần nào khoe hoa, cũng có nhiều bạn chưa biết hỏi kinh nghiệm trồng hồng, nay mình

Lần nào khoe hoa, cũng có nhiều bạn chưa biết hỏi kinh nghiệm trồng hồng, nay mình

Lần nào khoe hoa, cũng có nhiều bạn chưa biết hỏi kinh nghiệm trồng hồng, nay mình