#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

  • 331 Views
  • 0 Comments
  • 01 April, 2021
#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp
MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN HỌ

"Nếu cuộc đời này chỉ toàn chuyện xấu xa
Thì tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?"
Tôi xin mượn lời thơ trên của nhà thơ Lưu Quang Vũ ở trên để giới thiệu về mẹ tôi, một con người nhân hậu và độ lượng.

Mẹ tôi xuất thân là một tiểu thư được cưng chiều của một gia đình giàu có ở xứ Kinh Bắc nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ông ngoại tôi có ba người vợ, họ sinh cho ông được tổng cộng 18 người con, trong đó bà Cả và bà Hai sinh cho ông được 14 người con trai, đến bà Ba tức là bà ngoại tôi sinh cho ông được ba người con trai và mẹ tôi là con gái út . Ông bà ngoại tôi đặt tên mẹ tôi là Mừng,vì cuối cùng họ cũng đã sinh được một người con gái, hơn nữa ông bà cũng mong ước con gái của ông bà biết vui mừng trong mọi hoàn cảnh và cũng để khi người ta gọi tên con gái của ông bà là gọi "Mừng ơi " chứ chẳng phải là "Buồn ơi! " " Đau ơi!" hay bất cứ thứ gì khác ơi. Nghĩ lại tôi thấy thật biết ơn ông bà vì đã cho mẹ tôi cái tên ấy. Vì cả đời mẹ tôi sống đúng như cái tên của mình, mẹ tôi sống lạc quan và mẹ luôn là nguồn khích lệ lớn cho bất cứ ai gặp mẹ.

Khi có cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc thì gia đình ông bà ngoại của tôi bị quy vào thành phần địa chủ nên bị tịch thu hết sạch tài sản, ruộng đất và nhà cửa. Vậy là gia đình ông bà trong chốc lát đã thành ra tay trắng, họ hàng vì sợ liên lụy nên quay lưng với ông bà tôi. Rồi ông ngoại tôi mắc bệnh qua đời. Không còn nơi bấu víu các anh trai của mẹ phải tản đi khắp từ Bắc chí Nam để kiếm sống. Còn mẹ tôi và bà ngoại lên vùng Hiệp Hòa Bắc Giang xin được ở nhờ và mượn đất cấy lúa trồng khoai.

Cũng trong thời gian ở Bắc Giang mẹ được tham gia học lớp bổ túc văn hóa. Là người sáng dạ lại tháo vát nên mẹ tôi được cán bộ ở đó giới thiệu đi học lớp để làm y tá kiêm nữ hộ sinh. Học xong mẹ tôi được điều về bệnh viện Hà Bắc cũ làm việc. Rồi một lần có anh thương binh phải nằm viện. Anh này trước là bộ đội pháo binh, sau khi bị chấn thương nặng ở vùng tai đến mức khả năng nghe chỉ còn ba bốn mươi phần trăm thì anh phải giải ngũ và về quê nghỉ mất sức. Khi được mẹ tôi chăm sóc tận tình thì họ đã nảy sinh tình cảm và như bạn có thể đoán được, về sau người thương binh ấy đã trở thành bố của năm anh chị em chúng tôi bây giờ. Có lần chúng tôi nghe bố kể lại là bố có cảm tình đặc biệt với mẹ ngay từ lần đầu tiếp xúc vì cách cư xử của mẹ rất khác những người khác. Do khó nghe nên mỗi lần nói là bố nói rất to, ngược tại người ta phải nói to hoặc nhắc lại mấy lần bố mới nghe được. Thấy vậy, có người thì cau mày tỏ ý khó chịu, có người còn phì cười làm bố cảm thấy xấu hổ và có phần tủi thân. Riêng mẹ rất tế nhị, mẹ luôn mỉm cười mẹ cũng không ngại ghé sát vào tai bố để bố dễ nghe hơn, mẹ thường chủ động hỏi chuyện bố khiến có cảm thấy được cảm thông và chia sẻ. Còn mẹ sau này kể lại với chúng tôi là hồi đó mẹ cũng có nhiều người theo đuổi,nhưng mẹ chọn bố vì mẹ nghĩ những người khác họ lành lặn, họ có thể dễ dàng tìm một người con gái khác còn bố sẽ khó khăn hơn, thêm nữa bố cũng là người mộc mạc hơn cả nên mẹ chọn bố.

Hồi công tác ở bệnh viện mẹ tôi được xếp ở nội trú cùng ba cô y tá khác. Có lần mẹ đi từ Hiệp Hòa lên phòng tình cờ nhìn qua khe cửa thì mẹ thấy một cô bạn cùng phòng đang lấy quần áo ở cái hòm đựng đồ của mẹ ra mặc thử. Mẹ thấy điều đó rất kỳ và không hài lòng. Vì bà cho rằng cô bạn kia đang không tôn trọng riêng tư của mình, mẹ định mở cửa ra ngăn cô ấy lại. Nhưng nghĩ nếu thấy mẹ cô kia chắc sẽ cảm thấy rất ngượng và mẹ cũng không biết phải nói gì với cô ấy. Thế là mẹ tôi chọn lánh ra ngoài đợi tới khi cô bạn của mẹ thử đồ xong và mở cửa ra thì mẹ quay về và vờ như không hề biết việc cô mở hòm đồ của mẹ. Vài ngày sau đó, khi đã giặt đồ đem phơi nắng rồi, mẹ tôi gấp tặng cho cô kia cái áo mà cô ấy đã thử. Cô ấy nhận và rất vui. Sau này mẹ kể vì mẹ nghĩ cô ấy thích cô ấy mới thử mà các anh của mẹ cũng hay gửi vải cho mẹ may đồ, mẹ mặc cũng không hết, mẹ tặng cho cô ấy vui. Còn tôi thì hiểu rằng mẹ tôi luôn coi trọng mối quan hệ hơn là một thứ đồ. Và từ khi tôi còn có thể nhớ được tôi chưa bao giờ thấy mẹ nổi đóa lên với ai bao giờ, với mẹ tôi điều đó như một loại thô bạo về mặt đạo đức, mẹ tôi không làm được.
Tôi nhớ hồi tôi còn rất nhỏ, cứ thi thoảng giữa đêm hay rạng sáng mẹ còn đang ôm tôi ngủ thì lại có người gọi ngoài cổng “Cô Mừng ôi” “Chị Mừng ơi” vv, Nghe như thế là cả nhà biết người ta gọi mẹ tôi đi đỡ đẻ rồi. Mẹ tôi sẽ lập tức trỗi dậy thay đồ và mang theo túi dụng cụ theo người nhà đến đỡ cho sản phụ, mẹ không bao giờ từ chối dù đêm mưa hay giá rét. Và cứ mỗi lần như thế người ta thường gửi công cho mẹ tôi bọc gạo, chục trứng hay bất cứ thứ gì có trong vườn nhà họ chứ rất hiếm khi là tiền mặt. Có lần tôi theo mẹ đi đỡ đẻ cho một cô ở làng.Theo tôi được biết bốn lần sinh trước cô đều sinh con gái, lần này vẫn là con gái nên chồng cô vô cùng thất vọng, và không buồn chuẩn bị đồ ăn cho cô. Do không được ăn đủ chất cô chỉ có một ít sữa, mẹ tôi thấy thương cô và đứa bé nên khi về nhà mẹ tôi nấu cho một nồi thịt gà kho gừng nghệ thơm phức với một ít cơm gạo lứt nếp cái hoa vàng và bát canh hoa thiên lý với tôm nõn khô để đem tặng cô ấy. Mẹ tôi bảo phụ nữ sau sinh ăn những thứ này thì sữa sẽ mau về. Vườn và bếp của mẹ tôi luôn có sẵn nguyên liệu để nấu các món này khi cần. Qua những lần mang tôi theo mẹ đi đỡ đẻ như thế và cách mẹ tôi đối xử với những người phụ nữ kém may mắn, mẹ đã gieo vào lòng tôi những hạt giống đầu tiên về lòng trắc ẩn với những người yếu thế và nhen nhóm trong tôi ước muốn trở thành một bà đỡ như mẹ, dù lớn lên tôi chỉ làm một cách gián tiếp là làm phiên dịch ở bệnh viện và phòng khám. Nhưng những kiến thức cơ bản về thai sản và y tế nói chung mà tôi đã học được từ mẹ đã chuẩn bị rất nhiều trong công việc của tôi sau này.
Mẹ tôi rất thành thạo thêu thùa may vá, nhà lại có chiếc máy khâu nên hồi nhỏ quần áo năm anh em chúng tôi mặc đều là do mẹ tự tay may cho. Tôi còn nhớ như in hồi tôi học Lớp 2 mẹ may cho tôi chiếc áo trắng cổ tròn để tôi mặc đi học, trên ngực áo mẹ thêu hình ngôi nhà trên đám cỏ, còn có cả mấy bông hoa và con chim nữa, tôi thích chiếc áo này lắm. Lúc mặc áo cho tôi mẹ có dặn là mặc áo trắng phải cẩn thận không để mực dây ra áo, vì sẽ rất khó giặt. Nhớ lời mẹ dặn tôi giữ nó rất cẩn thận. Không may đến cuối buổi đứa bạn cùng lớp bị ngã và làm đổ lọ mực vào chiếc áo mới. Tôi khóc đòi đứa kia phải đền áo cho tôi. Mẹ đến đón tôi, thấy tôi khóc với chiếc áo dây đầy mực mẹ tôi phần nào đoán được chuyện, mẹ nắm hai vai tôi đang rung lên vì khóc và hỏi “Có chuyện gì kể mẹ nghe nào!” Tôi trình bày sự tình với mẹ trong tiếng nấc. Nghe xong mẹ tỏ ý đồng cảm và bảo tôi: “Ừ mẹ nghe rồi, cũng giống con mèo của con hôm trước làm đổ chậu nước son nhuộm yếm của nội nhỉ! ” “Tôi gật đầu” Mẹ hỏi tiếp: “Thế hôm bà có bắt con mèo đền không? tôi lắc đầu bảo “không ạ!” Mẹ lại hỏi: “Tại sao?” “Tại vì con mèo không cố ý với lại con mèo không có chậu son để đền bà”. Xong mẹ bảo: “Đúng rồi, Hùng cũng thế (Hùng là tên đứa đánh đổ lọ mực vào áo tôi), Hùng không cố ý và không biết may áo để đền con, Hùng cũng đổ mất lọ mực rồi, như thế gọi là không may, mà có ai lại đi bắt đền người không may bao giờ nhỉ? con ngoan không khóc nữa về nhà mẹ may cho con cái áo khác giống hệt như cái áo này, ở nhà mẹ vẫn còn vải” Tôi dù còn ấm ức vì mất oan chiếc áo mới nhưng thấy yên tâm lắm vì mẹ không trách tôi lại hứa may cho tôi chiếc áo khác, tôi thấy yên tâm rồi mới đồng ý để đứa kia về. Giờ nghĩ lại thấy thật không ai nhân hậu như mẹ và mẹ luôn giúp tôi hiểu được điều gì là đúng điều gì là sai trong mọi hoàn cảnh.
Tôi ngạc nhiên thắc mắc tại sao mẹ tôi lại hành xử khác phần đa những người mà tôi biết, thì có lần mẹ tôi giải thích là có thể vì ông bà ngoại và các bác tức là 17 người anh trai của mẹ tôi chưa từng nặng lời với mẹ bao giờ. Và cho tới hôm nay, khi mẹ tôi đã ngoài 80 tuổi thì các bác của tôi dù ở xa và có người đã gần 100 tuổi vẫn thường hay hỏi thăm và gửi quà cho mẹ. Tôi cũng đồng ý rất có thể tình yêu mà mẹ tôi đã nhận được từ gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách hành xử và tính cách của mẹ tôi.

Cũng vào dạo tôi còn học cấp một, một lần bố đi Lạng Sơn về dẫn theo một anh thanh niên dáng người vạm vỡ và nhìn anh hiền khô, anh chỉ nói được một ít tiếng Kinh mà tôi thấy hơi khó nghe, bố bảo anh là người Tày và tên là Tình, anh mất hết cha mẹ từ bé, được giới thiệu nên bố dẫn về dưới xuôi này để làm thuê. Và tạm ở cùng với gia đình tôi. Mẹ tôi thấy anh chỉ có hai bộ đồ lại bạc phếch bạc phơ đi rồi nên mẹ bảo anh lớn của tôi cũng tầm tuổi anh Tình chọn ra cho anh ấy một bộ, rồi mẹ tôi cũng may cho anh ấy nữa. Tôi thấy mẹ đối với anh Tình như người thân ruột thịt, chúng tôi ăn cơm cùng nhau, mẹ mua cho anh chị em chúng tôi cái gì cũng mua cho cả anh Tình nữa. Họ hàng có công có việc mẹ cũng dẫn anh Tình đi cùng. Sống với gia đình tôi một thời gian anh Tình nói được nhiều tiếng Kinh hơn. Một hôm mẹ biết chuyện anh Tình buồn vì không thể hát Karaoke khi đi dự đám cưới vì từ nhỏ anh chưa được đến lớp bao giờ, nên mẹ gợi ý về việc dạy chữ cho anh Tình. Để anh Tình cảm thấy đỡ ngại và yên tâm mẹ tôi bảo: “Có sao đâu mà, cô ngày xưa cũng phải mười bảy mười tám tuổi rồi mới đi học chữ đấy chứ, mà cũng không khó đâu, cháu cứ yên tâm”. Anh Tình đồng ý và thế là mẹ tôi thành cô giáo dạy chữ cho anh. Thấy thế tôi cũng đòi học cùng anh cho vui. Có điều đặc biệt là tôi không thấy mẹ dùng sách giáo khoa để dạy chúng tôi, tôi chỉ thấy ban đầu mẹ dạy ghép vần, sau đó mẹ dạy chúng tôi đọc và chép chính tả những bài hát ru, những câu ca dao tục ngữ vì mẹ thôi thuộc nhiều ca dao tục ngữ lắm. Sau này lớn lên tôi mới biết trong đó có cả thơ Tố Hữu nữa. Cho đến giờ tôi vẫn còn thuộc lòng những câu mẹ dạy cho chúng tôi thủa ấy.

“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau ”

“Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế
Gió qua rừng Đèo Khế gió sang...

Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét, nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chưa khô
Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan.
Con ơi con ngủ cho ngoan
Sang canh trăng lặn, buổi tan mẹ về…”

Ôi, những câu ca dao, những bài hát mẹ nằm ru tôi bên cánh võng thủa nào đã thành “giáo án” của mẹ. Nhớ đến đây, cả một bầu trời ấu thơ ngọt ngào bên mẹ cứ cuồn cuộn chảy về trong tôi. Tôi học như thế với anh Tình chắc chừng được một năm. Sau này anh Tình không chỉ hát được Karaoke như ý nguyện ban đầu mà anh còn đọc được sách báo nữa. Còn tôi cũng nhờ đó mà có tình yêu với thơ văn và ngôn ngữ từ thủa nhỏ. Để rồi khi lớn lên tôi trở thành phiên dịch, và do có khiếu dạy học nên gần đây tôi đã chuyển sang làm giáo viên toàn thời gian.

Có thể nói phần lớn những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống mà tôi có bây giờ lại là học được từ mẹ tôi, một người phụ nữ thôn quê chỉ được học bổ túc hết lớp 4, nhiều hơn là từ sách vở hay các chuyên gia. Mẹ dạy tôi qua cách mẹ tôi làm việc và hành xử. Có lần tôi hỏi mẹ là: “mẹ có giận những người họ hàng đã quay lưng với mẹ ngày xưa không?” Thì mẹ bảo: “không, vì mọi chuyện hợp ai có ích cho cuộc đời mẹ.” Tôi ngạc nhiên vì mẹ luôn có câu trả lời đơn giản cho một vấn đề phức tạp. Lời lẽ mẹ tôi dùng cũng rất mộc mạc giản đơn. Câu nói “phức tạp” nhất mà tôi đã từng được nghe mẹ nói là: “Sống là đang tạo ra những kỷ niệm, vậy mình hãy tạo ra những kỷ niệm đẹp.” Lời dặn này của mẹ đã luôn là kim chỉ nam cho tôi trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày và cách ứng xử của tôi với những người tôi gặp.

Mẹ tôi là vậy đó, lúc nào mẹ cũng cho cảm giác mẹ là người giàu có, mẹ luôn có thứ để cho người khác. Ít ai gặp mẹ tôi mà lại không nhận được thứ gì, đôi khi nó chỉ là những mớ rau non mẹ mới hái ngoài vườn và quả trứng con gà mẹ nuôi mới đẻ, những món đồ mẹ tự tay làm hay thậm chí là một nụ cười cảm thông như mẹ đã dành cho bố tôi thuở ban đầu.

Qua câu chuyện về mẹ tôi và một phần kỷ niệm ấu thơ tôi đã có với mẹ, tôi xin nhắn gửi tới những người phụ nữ một thông điệp rằng "Anh hùng không nhất thiết phải là người làm những việc to tát như rời non lấp bể mà đó là người làm những việc mà phần đa những người khác từ chối làm." Nó thiên về một lối sống cao thượng như yêu thương, khoan dung và hào phóng hơn là một con người cụ thể. Vì nó là lối sống nên dù xuất thân từ đâu và đang làm bất cứ công việc gì thì chúng ta luôn hoàn toàn có thể lựa chọn lối sống của một người hùng. Đó là di sản lớn nhất mà bạn có thể để lại cho con cháu của mình.

Cám ơn các anh chị em và các bạn Ybers đã dành thời gian đọc bài chia sẻ của tôi về mẹ. Xin được gửi lời kính chúc sức khỏe, bình an và niềm vui tới toàn thể anh chị em và các bạn.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban tổ chức của Yêu Bếp đã tổ chức ra kỳ thử thách Mặt Trời Trong Tôi lần này, để cho tôi và nhiều YBer khác có cơ hội nói với thế giới về chính bản thân và những người phụ nữ thân yêu của mình.
#mySHEro
#ThửTháchTháng3
#EsheepKitchen
#Thếhệbìnhđẳng
#IWD2021

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp MẸ, GIỌT NẮNG MANG GIAI ĐIỆU DÂN CA TRÊN QUÊ HƯƠNG QUAN

Bình luận

Hiện chưa có bình luận nào hãy là người bình luận đầu tiên

Để lại comment đánh giá

Bài Viết Liên Quan

Công thức nấu ăn
icon01
Khi nhắc đến thành phố Bonn của miền Tây nước Đức thì ai ai cũng phải trầm trồ khen

Khi nhắc đến thành phố Bonn của miền Tây nước Đức thì ai ai cũng phải trầm trồ khen ngợi những con đường hoa Anh Đào nở ...

Công thức nấu ăn
icon01
Em tàu ngầm nhóm cũng lâu lắm rồi và nễ phục nhiều anh chị nấu ane ngon lại trang trí

Em tàu ngầm nhóm cũng lâu lắm rồi và nễ phục nhiều anh chị nấu ane ngon lại trang trí rất là đẹp mắt nữa ạ. Em quê miền ...

Công thức nấu ăn
icon01
Công thức nấu ăn
icon01
Nếu cuộc đời là bát mắm tôm, em xin làm mẹt bún đậu. Ở Nhật mỗi lần chồng em thèm bún

Nếu cuộc đời là bát mắm tôm, em xin làm mẹt bún đậu. Ở Nhật mỗi lần chồng em thèm bún đậu và cháo lòng là em mất công đi ...

Công thức nấu ăn
icon01
CơmGia🥗ĐìnhChào cả nhà bếp yêu!Mình là thành viên mới, mình rất thích nấu ăn!

CơmGia🥗ĐìnhChào cả nhà bếp yêu!Mình là thành viên mới, mình rất thích nấu ăn! Với mình sau một ngày học tập, làm việc đầ ...

Công thức nấu ăn
icon01
Share với các bạn 1 món cực ngon, dễ ăn và phù hợp với thời tiết nóng bức của mùa hè

Share với các bạn 1 món cực ngon, dễ ăn và phù hợp với thời tiết nóng bức của mùa hè nhé. Ct vô cùng ngắn gọn và đơn giả ...

Viewdao.net - Review hàng ăn địa điểm - Công thức nấu ăn

Chuyên trang review đồ ăn, hàng ăn, địa điểm du lịch chính xác. Chia sẻ hàng ngàn công thức nấu ăn độc lạ từ người dùng đóng góp. Không quảng cáo và có tâm nhất vịnh bắc bộ