Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.

Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình cũng thấy rất nhiều bài đăng về các món ăn ngon dành cho người lớn. Vậy nên hôm nay mình xin chia sẻ với mọi người những thực đơn của trẻ em độ tuổi ăn dặm để thay đổi không khí 1 chút nhé hihi. Nấu cho người lớn hay cho trẻ em thì cũng đều xuất phát từ căn bếp yêu thương thôi phải không ạ ☺️☺️☺️

Thú thực là từ trước mình luôn chứng kiến cảnh trẻ em Việt Nam ăn uống khó khăn, ăn thô kém, ăn ko tự giác, hay phải dỗ dành và dùng nhiều chiêu trò để dụ ăn... và trước khi có con thì mình luôn nghĩ “đứa trẻ nào cũng vậy cả” “con nhà này biếng ăn lắm” là câu cửa miệng bình thường của những ai đang chăm con nhỏ.

Thế nhưng với niềm đam mê ẩm thực, từ khi có bầu, con gái giúp mình có động lực để mày mò và học hỏi nhiều công thức nấu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ. Tới khi nghiên cứu và học hỏi thì mình mới phát hiện ra rằng: Đến việc nấu cho trẻ em ăn thôi chúng ta cũng phải học, đến việc hướng dẫn cho trẻ ăn như thế nào chúng ta cũng phải tập cho chúng, hoá ra ko phải trẻ em Nhật Bản hay trẻ em phương Tây tự giác ăn uống, ăn thô tốt là do “tự nhiên nó thế”. Hoàn toàn là do giáo dục từ khi còn rất nhỏ. Vậy nên hôm nay mình xin chia sẻ với những thành viên của nhóm cách nấu ăn cho trẻ em mà vừa ngon, vừa ko tốn quá nhiều công sức, lại đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị cho trẻ ăn và cách tăng thô dần cho những bạn nhỏ, để chỉ sau 12 tháng thôi là các bạn có thể hoàn toàn ăn uống tự lập, tự giác và ăn thô tốt nha.

✅ Đầu tiên, mình xin được nêu 1 vài nguyên tắc tiên quyết để Ba Mẹ chuẩn bị sẵn tinh thần trước khi bước vào hành trình ăn dặm của Mẹ và Bé nha.

⛔️ KHÔNG dụ bé ăn bằng cách bật tivi, điện thoại. Ipad...
⛔️ KHÔNG vừa ăn vừa chơi đùa nghịch đồ chơi
⛔️ KHÔNG ăn giờ giấc lung tung
⛔️ KHÔNG ép bé ăn khi bé ko hợp tác
⛔️ KHÔNG giữ đầu, giữ tay chân, người Bé khi đút cho Bé ăn
⛔️ KHÔNG vừa bế vừa đút cho Bé, đi rong
⛔️ KHÔNG kéo dài 1 bữa ăn quá lâu (trên 30')

♨️ CỐ GẮNG tạo ko khí vui vẻ khi cho Bé ăn (tốt nhất là cho Bé ăn cùng bữa với cả nhà) để kích thích sự hứng thú của Bé
♨️ CỐ GẮNG kiên nhẫn, nếu Bé ko ăn, hãy dừng lại, 1-2 hôm sau thử lại
♨️ CỐ GẮNG cho bé ăn trên ghế ăn dặm riêng của mình, ko nên cho bé ăn nằm, bế trên đùi....
♨️ CỐ GẮNG tích cực thay đổi món ăn cho Bé ko nhàm chán
♨️ CỐ GẮNG nấu món ăn tươi ngon mỗi ngày hơn là nấu sẵn rồi trữ đông

✅ Tadaaaa... xong nguyên tắc rồi, thì tiếp đến là cách để Ba Mẹ chuẩn bị những bữa ăn cho Bé ở những giai đoạn đầu nha:

- Đầu tiên là chuẩn bị nước dùng (để pha loãng cháo và đồ ăn) (còn gọi là dashi):

Bé dưới 1 tuổi ko nên cho gia vị vào đồ ăn, sẽ ko tốt cho thận của Bé. Tuy nhiên nếu đồ ăn quá nhạt sẽ khó ăn, khiến Bé ko hứng thú. Vì vậy để tăng hương vị cho Bé thì khi rây cháo/ thức ăn mịn rồi thì chế thêm nước dashi vào hoà cho độ loãng sệt vừa phải sẽ giúp Bé ăn ngon miệng hơn. Cháo sẽ thơm và ngọt thanh hơn.

Cách làm rất đơn giản: Luộc rau củ quả có vị ngọt sau đó cho vào khay trữ đông chia thành từng ô, có nắp đậy, bảo quản ngăn đá. Mỗi bữa ăn sau khi đã nghiền mịn đồ ăn thì bỏ 1 viên ra đun nóng cho tan rồi pha chế vào cho loãng là xong.

Ngoài ra có thể dùng rong biển khô và cá bào (ngâm rong biển 30' cho nở sau đó đun sôi 5', tắt bếp thả cá bào vào ko ngoáy mà để tự lắng) đợi nguội gạn lấy nước (ko ngoáy mạnh, ko ép bã sẽ đắng) rồi cho vào khay trữ đông và dùng như trên.

Nước dashi có thể làm 1 tuần 1 lần rồi trữ đông (ko nên làm quá nhiều trữ đông lâu sẽ mất dinh dưỡng và mùi vị)

- Thứ 2 là nấu cháo gạo: cách nấu nhanh là khi cắm cơm cho gia đình thì cho luôn 1 chén nhỏ đựng gạo và nước (tỉ lệ 1:10) vào cùng, cơm chín thì cháo cũng chín. Sau đó nhấc cháo ra, nghiền nhuyễn, rây mịn. Ngày làm 1 lần vào buổi trưa chia đôi cho vào bát có nắp đậy kín rồi cất ngăn mát, bữa chiều ko phải nấu và rây lại nữa đỡ mất thời gian)

- Thứ 3 là nấu rau củ, thịt cá..: Khi đang nấu cơm cho gia đình thì tiện bếp nấu luôn cho Bé, thái rau củ nhỏ rồi cho thêm tí nước vào luộc chín mềm. Chỉ mất khoảng vài phút. Sau đó cũng cho ra nghiền rồi rây mịn. Khi cả nhà chuẩn bị ăn cơm thì cho cháo và rau củ ra bát/ đĩa cho Bé ăn, để riêng từng món hoặc trộn lên cho Bé thưởng thức cùng gia đình là xong.

- Cuối cùng là bữa phụ (thường được ăn tầm 4h, cách giờ bé ăn/ bú ít nhất 1h để tốt cho hệ tiêu hoá): trái cây nghiền nhuyễn, nếu có xơ bã thì lọc qua rây, còn mềm mịn như chuối.. Thì k cần lọc) Nếu trái có vị hơi chua thì mix thêm trái có vị ngọt (ví dụ kiwi vàng mix chuối chín)

Như vậy, chỉ cần trữ đông nước dùng 1 tuần 1 lần, còn lại đồ ăn cho Bé rất ít, làm nhanh, nên nếu cố gắng bớt chút thời gian và sắp xếp nấu cùng bữa cơm của gia đình luôn thì Mẹ có thể cho Bé ăn những bữa ăn tươi ngon hàng ngày mà ko phải cấp đông. Time nấu chỉ 15-20' + time bé ăn 15-20' tất cả dành cho 1 bữa ăn của bé chỉ mất 30-45' của Mẹ. Nếu có thể bớt chút time của bản thân mà dành cho con những gì tốt nhất mình nghĩ cũng xứng đáng và ko phải vấn đề quá to tát đúng ko các Mẹ 🤗🤗🤗

✅ Và bây giờ là hành trình của các bạn nhỏ và Mẹ khi chính thức bước vào “cuộc chiến” gọi là “Ăn Dặm” nha 🤣🤣🤣

➡️ ➡➡ GIAI ĐOẠN 1 (5-6m) ⬅️⬅️⬅️

🍀 Đồ ăn cho Bé giai đoạn này chia làm 2 chu kì 🍀

⚡️Chu kì 1 (nửa tháng đầu) : ngày 1 bữa vào buổi trưa

Các nhóm thức ăn: Tinh bột (gạo, bánh mì, ngũ cốc..) + Vitamin (rau của quả)

⚡️Chu kì 2 (nửa tháng sau) : tăng lên ngày 2 bữa trưa và chiều + 1 bữa phụ (trái cây)

Các nhóm thức ăn: Tinh bột (gạo, bánh mì, ngũ cốc..) + Vitamin (rau của quả) + Đạm (Cá thịt trắng, đậu phụ)

Giai đoạn này, khi cắm cơm cho gia đình thì cho luôn 1 chén nhỏ đựng gạo và nước (tỉ lệ 1:10) vào cùng, cơm chín thì cháo cũng chín. Sau đó nhấc cháo ra, nghiền nhuyễn, rây mịn. Sau đó pha với nước dashi và khuấy nóng lên là có chén cháo loãng cho Bé thơm ngon. Rau củ quả thì luộc lên và cũng nghiền nhuyễn rây mịn.

➡️ ➡➡ GIAI ĐOẠN 2 (7-8m) ⬅️⬅️⬅️

Sang đến giai đoạn 2 hệ tiêu hoá của Bé đã dần thích nghi được với các loại thức ăn rồi nên có thể bổ sung thêm đạm từ cá thịt đỏ (cá hồi, cá ngừ..) và lòng đỏ trứng gà và 1 số loại rau củ như măng tây, hành tây... Và dầu ăn, còn gia vị như mắm muối đường thì vẫn chưa nên bổ sung nhé. Hải sản, thịt bò thịt lợn, tôm cua lươn ếch..v.v... Cũng chưa nên cho ăn ở giai đoạn này, Bé còn cả đời để ăn, đừng vội vàng, sốt sắng chỉ vì muốn Bé ăn được đủ thứ để "tăng cân" mà khiến hệ tiêu hoá của Bé ậm ạch vì ko hấp thu nổi nhé các Mẹ.

Đến giai đoạn 2 (7-8m) cách nấu sẽ nhàn hơn 1 chút là cháo ko cần phải rây nữa mà nấu tỉ lệ 1:7 vài ngày sau đó tới tỉ lệ 1:5 rồi chỉ cần dằm cho hạt cháo vỡ nát là được, Bé đã có khả năng nhai tốt hơn giai đoạn 1 rồi nên ko cần phải rây mịn cháo như giai đoạn 1 nữa. Rau củ cũng tương tự.

➡️ ➡➡ GIAI ĐOẠN 3 (9-11m) ⬅️⬅️⬅️

Thức ăn của Bé giai đoạn này là cơm mềm (tỉ lệ 1:3) và đồ ăn nấu chín mềm vừa tới. Tăng thô là điều rất quan trọng để kích thích phản xạ nhai của Bé, ban đầu khi mới tăng thô có thể Bé sẽ oẹ nhưng ko sao hết, đó là phản xạ bình thường. Dần dần Bé sẽ biết cách điều chỉnh.

Giai đoạn này Mẹ có thể luộc thêm ít rau củ bằng đốt ngón tay để Bé tập cầm nắm và tăng sự thích thú khi ăn cho Bé.

Sau đó nếu cảm thấy Bé ko muốn được đút nữa thì có thể để Bé tự ăn hoàn toàn (ăn bốc). Sau đó Mẹ bắt đầu cho Bé làm quen với thìa, nĩa và hướng dẫn cho Bé cách tự xúc đồ ăn.

➡️ ➡➡ GIAI ĐOẠN 4 (12-14m) ⬅️⬅️⬅️

Giai đoạn này Bé đã có thể ăn cơm và thức ăn bình thường như người lớn (tuy nhiên vẫn nên nấu mềm hơn 1 chút) đồ ăn đa dạng, nói chung, người lớn ăn gì thì Bé ăn vậy và ngồi ăn cùng gia đình, tự xúc ăn.

Vậy là kết thúc hành trình ăn dặm của Mẹ và Bé. Tới lúc này, Mẹ hoàn toàn có thể thở phào và ko có tình trạng chạy theo, dụ dỗ hay than phiền con biếng ăn hay là ko chịu ăn nữa, cũng ko phải cảnh người ăn trước người ăn sau vì phải dụ Bé ăn, phải đút cho Bé ăn.... Thay vào đó sẽ là những bữa cơm ngon lành và tự lập của mỗi thành viên ^^

Thật sự là mình sợ viết quá dài nên người đọc sẽ mệt nên chỉ tóm lược lại những điều cơ bản nhất, chứ còn những trải nghiệm cụ thể ví dụ như thăng thô như nào là vừa đủ, Bé phản kháng ra sao, những tác động tâm lý của Mẹ... thì mọi người có thể ghé qua album “Thực đơn và hành trình ăn dặm của Khoai” ở FB của mình, mọi thắc mắc của các Mẹ mình gần như đã giải đáp hết ở đó.

Chúc mọi người, nhất là gia đình nào chuẩn bị đón chào 1 thành viên mới thì có thể tham khảo để có thêm những niềm vui mới trong căn Bếp yêu thương dành cho các bạn nhỏ nha ❤️❤️❤️❤️

Ảnh mình up là từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, độ thô tăng dần theo thời gian. Còn giai đoạn 4 gần như người lớn ăn gì Bé ăn nấy, và mình cũng bận nên ko còn hay chụp ảnh nữa. ^^

#yeubep
#nauanvidamme
#andamkhongphaicuocchien

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình

Xin chào cả nhà.Được vào nhóm Yêu Bếp thực sự là rất vui, ngày nào lướt qua nhóm mình