CANH DƯA SẮN, HỒN CỐT ẨM THỰC ĐẤT TRUNG DUNgười Phú Thọ quê mình có câu: "Mở mắt thấy

CANH DƯA SẮN, HỒN CỐT ẨM THỰC ĐẤT TRUNG DU
Người Phú Thọ quê mình có câu: "Mở mắt thấy đồi, mở nồi thấy sắn".
Sắn hiện hữu trong tâm trí của những đứa trẻ lớn lên từ làng quê Trung Du những năm 80 tới mức quen thuộc. Hàng rào, phên dậu cũng là những cây sắn nếp với những đốt thân xanh xanh, cuống lá cũng xanh, loại ngọn sắn này thường được sử dụng làm rau ăn những ngày hè. Ra vườn bứt nắm ngọn sắn, rửa sạch, lá sắn cọ vào nhau kin kít, rồi vẩy khô, vò nát, luộc lên là được đĩa rau sắn, chấm với tương quê, chan bát nước luộc rau thì đưa cơm không biết no.
Ngọn sắn cũng dùng để muối dưa. Dưa sắn nấu với canh cá trê đồng, cá đòng đong cân cấn, thêm tí tương quê, trong tiết trời mát mẻ, âm u của những ngày mưa dầm dề tháng 7, tháng 8, mùi bếp, mùi tương, mùi dưa nó hòa quện với nhau, đưa xa khỏi căn bếp, làm tâm trí người đang dở tay, dở việc cũng cồn cào chờ bữa cơm trưa.
Canh dưa sắn phải dùng thêm cả với nước dưa để nấu, vừa tăng thêm độ chua dìu dịu, vừa khử hết vị tanh của cá, nước dưa cũng ngả một màu đùng đục, trắng trắng như màu sữa, nếm náp thử thôi cũng thấy đậm đà, ngọt thanh thanh, chua dìu dịu...
Nếu đến vùng đất Tổ mà chưa thưởng thức món dưa sắn, thì mới chỉ thấy hình, chưa thấy cốt <3

CANH DƯA SẮN, HỒN CỐT ẨM THỰC ĐẤT TRUNG DUNgười Phú Thọ quê mình có câu: "Mở mắt thấy