#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết

Nồi cá kho của mẹ chồng.

Mẹ chồng mình là người Hà Nội.(Mình mạn phép không sử dụng từ Hà Nội gốc vì với mình, chỉ cần sinh ra ở Hà Nội, yêu Hà Nội thì sẽ là người Hà Nội). Mẹ chồng và gia đình chồng mình đều có gia phả trong làng, nhiều đời sinh sống ở làng Yên Phụ. Nhiều người thường nói làm dâu Hà Nội mệt lắm, vì cái gốc đấy nên mẹ chồng hay khó tính, hay xét nét, yêu cầu cao. Nhưng mẹ chồng mình rất hiền, bà hiền và dễ tính như cái tên “Hiền Anh” của bà vậy. Mình và chồng quen nhau gần 20 năm, yêu nhau 7 năm rồi đi đến đám cưới, đến nay cũng đã bước sang năm thứ 9 của hôn nhân. Từ lúc quen chồng mình khi còn là một con nhóc nhí nhố đến lúc yêu và lấy nhau, gia đình hai bên đều biết nên mẹ chồng mình hiểu rõ về mình. Mình cũng từng vụng về, không biết nấu nướng gì cả, thế nhưng bà chẳng đòi hỏi, yêu cầu gì. Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng, mẹ chồng mình bảo: “ngủ đi, mẹ làm” và mình “hồn nhiên” đi ngủ thật. Đêm giao thừa, từ chiều hai vợ chồng đã lượn lờ, tụ tập với bạn bè tới gần sáng mới về. Sáng mồng một, hai vợ chồng ôm nhau ngủ khì khì đến tận 10 giờ mới dậy, mẹ chồng mình chẳng hề trách móc, nặng nhẹ, bà giống hệt mẹ đẻ mình, một tay làm hết mọi thứ và chỉ cần con cái ăn uống vui vẻ. Thế nên ai bảo làm dâu Hà Nội khó khăn, khắt khe thì không hẳn đâu, các bà tuy có phần kỹ tính nhưng lại có tư tưởng hiện đại, không hề bắt bẻ, không biết làm sẽ được chỉ bảo tận tình.

Mẹ chồng mình rất khéo, ngày xưa ở làng, bà là “hoa khôi” được nhiều người theo đuổi, vì bà “đẹp người đẹp nết”. Từ lúc yêu chồng mình cho đến lúc làm dâu, mình chưa thấy bà cáu giận, mắng mỏ ai bao giờ, lúc nào cũng nhẹ nhàng, điềm tĩnh dù bà cũng buôn bán. Mình học được rất nhiều điều từ mẹ chồng mình trong nấu nướng, trong cách sắp xếp gia đình và đến giờ, điều mình nhớ nhất ở bà là những nồi cá kho ngày Tết. Tuy mình ăn Tết ở nhà chồng không lâu nhưng mình rất nhớ mùi vị món cá kho của bà làm. Mỗi năm mẹ lại kho một vị, cùng là cá trắm tươi mẹ mua của người trong làng câu nhưng dường như mỗi nồi cá kho của mẹ luôn là một vị mới.

Mình từng đứng xem nồi cá trắm kho của mẹ chồng vào buổi chiều 28 Tết cuối năm và lè lưỡi trước sự kiên nhẫn của những người phụ nữ Hà Nội, bởi nồi cá kho ấy kéo dài đến tận đêm Giao Thừa mới xong để đem đi cúng. Ai nói ẩm thực Việt Nam không đủ cầu kỳ, tinh tế? Có lẽ họ nên thử đi qua từng vùng miền của Việt Nam rồi chỉ cần quan sát nồi cá kho của người dân địa phương là sẽ nhận ra, chỉ là một món cá kho thôi, người Việt đã bỏ vào trong đó bao nhiêu loại gia vị, bao nhiêu nguyên liệu và biến hoá nó thành đặc trưng của từng địa phương mình công phu thế nào. Chẳng nồi cá kho của nhà nào có mùi vị giống nhà nào nhưng cách kho cá thì chắc chắn không thể qua loa được đâu.

Cái nồi cá trắm kho của mẹ chẳng hạn, một lớp riềng, một lớp chuối, rồi một lớp thịt mỡ mới đến một lớp cá đã tẩm ướp kỹ càng, sau cùng lại xếp chuối và riềng phủ lên trên, kho trong nồi gang, vài tiếng lại nghỉ, kho rồi ủ, ủ rồi lại kho, kho tận mấy lượt như bóng đá có lượt đi lượt về, đá đến luân lưu mới thấy nồi cá của mẹ xong. Gắp miếng cá mà run cả tay vì cá chắc từng thớ thịt, có tuột tay cũng không lo “tan nát cõi lòng” được. Cá kho của người Bắc là phải thế, rắn mặt như Chí Phèo nhưng cắn một miếng thôi là thấy vị béo ngậy của cá tan vào tận cuống họng, trôi tuột xuống dạ dày. Cơ mà cá kho miền nào hợp miền ấy, bởi thế mới có chuyện người miền ngoài chê cá miền trong quá ngọt, người miền trong chê cá miền ngoài quá ngang. Nhưng phải trải qua nhiều cách kho, kho tới kho lui, có thế cuối cùng mới ra được cái vị cá kho vừa miệng mình.

Có ai đã nói với bạn chưa, nếu bạn kho cá bằng nỗi nhớ thì nồi cá đó sẽ rất ngon. Có đôi khi, mình kho cá chẳng cần đo đếm, cũng chẳng cần biết mình đã bỏ những gia vị gì. Vì nồi cá mà mình kho, tất cả thứ gia vị cần bỏ chỉ là nỗi nhớ. Vì là nỗi nhớ nên có nhiều đêm, mình ngồi kho cá một mình, mở một list nhạc với những bài hát cũ kỹ và đợi cho đến khi trời sáng. Nước cạn, cá phủ một màu mật xao xuyến.

Có những món ăn ngon bởi ký ức và cũng có những ký ức đẹp bởi món ăn. Mà thường con người hay lưu luyến những thứ đã qua đi, đã tuột mất. Món ăn cũng vậy, nấu bởi nỗi nhớ và những tiếc nuối hương vị xưa nên đôi khi nó ngon không phải bởi người nấu giỏi, chỉ là người nấu đã đem nỗi nhớ gửi cả vào đó mà thôi. Cũng có lúc, người nấu mải mê, khao khát tìm kiếm cho được hương vị cũ mà bỏ qua mất một mùi vị mới. Hoài niệm không phải lúc nào cũng là điều mà người nấu nên có. Món ăn ngon bởi nó chứa cả hương vị cũ và mới, bởi ngoài nỗi nhớ, bạn còn cần có cả sự lãng quên nữa. Lãng quên đi những ký ức cũ kỹ, bạn sẽ học được cách chấp nhận hiện tại, như cách mình cuối cùng cũng kho được một nồi cá ngon không phải chỉ bằng nỗi nhớ...

Cách làm cá trắm kho riềng:

- 1kg cá trắm.
- 500g thịt ba chỉ nhiều mỡ.
- 2 củ riềng.
- 2 thìa cơm nước hàng/ nước màu.
- 2 thìa cơm mỡ nước.
- 3 thìa cơm mắm cốt/ nước mắm đạm cao.
- 1 thìa cà phê muối.
- 1-2 thìa cà phê mì chính.
- 3-4 quả ớt.
- 1 ít tiêu sọ đập dập.
- 1 thìa cà phê cà phê đen (giúp khử tanh. Không thích không cần cho vào).
- 3 quả chuối xanh nếu thích.

Cách làm:

- Cá trắm làm sạch, bỏ ruột, cạo phần màng đen phía trong, cắt khúc dày khoảng 5-7cm. Sau đó ngâm cá trong nước chanh hoặc nước giấm loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra và rửa lại bằng nước sạch. Bước này sẽ giúp khử mùi tanh của cá.
- Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vuông khoảng 5cm.
- Riềng rửa sạch, thái miếng mỏng.
- Ớt rửa sạch, bóp bỏ hạt. Hạt tiêu đập dập.
- Ướp vào cá 1 thìa cà phê muối, 3 thìa cơm nước mắm, 2 thìa cơm nước hàng, 1 thìa cà phê mì chính. Để 60 phút trong ngăn mát tủ lạnh cho ngấm.
- Xếp riềng xuống dưới đáy nồi, tiếp đó là thịt ba chỉ và cá xếp xen kẽ nhau, phía trên có thể thêm chuối xanh và thịt mỡ, cuối cùng cho ớt và hạt tiêu đập dập. Đổ phần nước vừa ướp cá lên trên cùng.
- Đặt cá lên bếp, vặn lửa to rồi đun đến khi cá chín săn, cho nước nóng vào sao cho nước ngập mặt cá.
Thêm vào 1 thìa cà phê đen, đun sôi lại và hạ nhỏ lửa, đun kỹ cho cá chín nhừ ít nhất khoảng 60 phút. Tắt bếp, để nguội, sau 30 phút kho lại lần 2. Cá càng đun lâu, càng săn chắc, gia vị càng ngấm và đậm đà thơm ngon.
- Nếu có thời gian nên đun tối thiểu 10 tiếng, khi đó cá nhừ tơi, xương mềm rục, ăn cùng cơm nóng, dưa chua rất ngon. Khi cá gần cạn, rưới lên cá 2 thìa canh mỡ nước. Mở vung cho cá thoát hơi và săn chắc, món cá sẽ bóng và thơm ngậy.

#TrọnTếtAnVui #HeforsheatHome #NamGiớiSẻChia #ĐànÔngXâyTổẤm #EsheepKitchen

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là

#ChọnTếtBênNhau #YêuBếp #cákho #khocáănTết Nồi cá kho của mẹ chồng.Mẹ chồng mình là