Hương Vị Ngày Tết Cổ Truyền Dân Tộc Tày - NùngChắc Hẳn Ai Đó Đã Nhìn Thấy Những

Hương vị ngày Tết cổ truyền dân tộc Tày - Nùng
Chắc hẳn ai đó đã nhìn thấy những phong bánh Khảo xanh, đỏ , tím, vàng này ở đâu đó , và cũng khá lạ lẫm đúng không ạ?

E là 1 cô gái dân tộc Nùng, sinh ra và lớn lên ở 1 tỉnh miền núi phía Bắc. E đã rất quen thuộc với món Bánh Khảo mà chỉ dịp Tết nguyên đán mới có .
Cứ những ngày giáp Tết 25-26 âm lịch , là nhà nhà lại tất bật đóng bánh Khảo cho gia đình mình đón Tết. 1 bản làng vùng núi, cách nhau vài mảnh vườn rộng, hay cách nhau đến 1-2 quả đồi , thì vẫn có thể nghe được tiếng đóng bánh " Cộp Cộp " vui tai.
👉👉CÁCH LÀM RẤT CẦU KỲ, VÀ NHIỀU CÔNG ĐOẠN.
Chuẩn bị: Gạo nếp nương, đường phên( hay gọi là mật mía) , giấy màu ( mua ở chợ nhé) , khuôn làm bánh,gồm dao, cục gỗ đầm ) chảo gang, 1 cái chậu nhỏ sạch, 1 cái lông gà rửa sạch, lạc, vừng
👉 Đối với Gạo nếp :đem vo thật sạch với 4-5 lần nước, đến khi nào nước bớt đục thì được . vo sạch để gạo ráo nước. Sau đó bắc 1 cái chảo gang siêu to lên bếp, đổ gạo vào rang, cho đến khi gạo vàng , giòn, thơm thì đổ ra nia cho nguội. (Rang thành nhiều mẻ, nếu nhiều gạo)
Khi gạo rang đã nguội, thì ta đem đi nghiền ra thành bột mịn (ở quê e có máy nghiền bột bánh khảo)
👉 Đối với đường phên ( hay còn gọi là mật mía) ta đem thái nhỏ ra rồi bỏ vào 1 cái xô đem đi ra máy nghiền mật , nghiền cho mật loãng ra như nước. ( quê e có máy nghiền mật và gạo chỉ phục vụ cho dân bản làm bánh khảo ngày tết) . Nhớ ngày xưa khi mà chưa có máy nghiền mật, mẹ e giao cho e công việc là ngồi thái cục đường phên ra thật nhỏ mịn, rồi bỏ vào 1 cái xoong đúc, bắc lên bếp đun cho mật nóng lên... rồi bắc xuống , dùng 1 cái chày thật to và dài dùng lực 2 tay để đánh mật nhuyễn ra , (như đánh trứng vậy đó ạ, cứ liên tục như vậy khoảng 2 tiếng , muốn sái 2 cánh tay luôn )😅
👉 Lạc , vừng rang chín, rã nhỏ, bỏ vỏ .. để làm nhân nẹp bánh.

ĐẾN CÔNG ĐOẠN LÀM BÁNH NHÉ.
👉B1: múc 2 bát bột gạo, 1/2 bát mật cho vào 1 chậu nhỏ, trộn mật và bột quện vào với nhau, sau đó dùng lực 2 bàn tay chà sát hỗn hợp đó thật mạnh, vò đến khi nào ta nắm hỗn hợp đó được thành cục, bột không bị rời là được.
👉B2: đổ 1/2 hỗn hợp bột, mật đã vò đó vào khuôn ,(trước khi đổ , dải 1 lớp bột áo xuống phía dưới khuôn) dùng đũa dàn đều ra , thành 1 mặt phẳng. Sau đó cho thêm 1 lớp vừng, lạc lên trên để làm nhân, ăn sẽ thơm bùi hơn. Tiếp theo đổ hết hỗn hợp bột còn lại lên trên, dàn đều ra . Dùng 1 khối gỗ to nặng dập thật mạnh , đều tay, cho bột đc nén chặt trong khuôn ..sau đó rắc thêm 1 lớp bột áo lên bề mặt bánh , dùng sợi lông gà phẩy phẩy nhé.
👉B3: dùng dao cắt bánh, theo vạch chia trên khuôn.
Cắt xong tháo khuôn, và cho ra những tờ giấy màu đã cắt sẵn.
👉B4: gói từng phong bánh lại, vuông vắn ( gói cũng là cả 1 nghệ thuật đấy ạ 😁) cả nhà e, có mình bố e gói đc vuông vắn đẹp nhất thôi .
Đến Tết sẽ chọn những phong bánh màu sắc tươi đẹp nhất , bày lên bàn thờ tổ tiên. Khách đến chúc Tết sẽ được gia chủ bóc bánh chiêu đãi với ấm trà đặc nóng hổi.

Nếu mọi người có dịp ghé qua Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng thì đừng quên thưởng thức loại bánh Khảo này nhé. Tuy rằng mỗi nơi sẽ có 1 vị đặc trưng khác nhau.
(Lần này e mong bài của e sẽ được add duyệt. Vì 2 lần e bị từ chối rồi ☺️☺️)