#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếp
TRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH SINH TỬ, CHIẾN ĐẤU ĐỂ TÌM LẠI CHÍNH MÌNH!
Ai có lẽ cũng có 1 góc khuất muốn đào sâu chôn chặt. Mỗi lần, ai đó nhắc tới tin tức như mẹ nhảy lầu tự tử hay mẹ giết hại con, là tôi không dám trực diện nói chuyện tiếp với họ. Tôi lảng đi, ngước mắt nhìn lên cao để ngăn dòng nước mắt đang trực chảy ra, lòng thắt lại vì thương người mẹ đó. Khi đọc được trạng thái nào ‘có vấn đề’ trên Facebook người quen, bạn bè, hay nhóm Mẹ Việt Tại Nhật, tôi không dám bình luận vào bài viết vì sợ bạn bè, người quen đọc được. Tôi inbox, gọi riêng bằng được để chia sẻ, để nắm được họ đang ở giai đoạn nào, để liên lạc gia đình họ giúp đỡ kịp thời. Vâng, tôi chỉ dám lặng lẽ chia sẻ và hỗ trợ một cách âm thầm, bí mật.
Gần đây, những tin tức đó dường như nhiều hơn trên báo đài, tôi xin được hít 1 hơi thật dài để lấy hết can đảm viết ra, để được chia sẻ, với 1 HY VỌNG DUY NHẤT là mọi người có cái nhìn khách quan hơn về TRẦM CẢM SAU SINH, để MỘT NỬA CỦA THẾ GIỚI được quan tâm hơn, tránh những chuyện đau lòng xảy ra. Nó là 1 BỆNH nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, ai cũng có thể có nguy cơ mắc phải dù là 1 người mạnh mẽ, lạc quan tới đâu. Ví dụ như tôi, tôi là 1 bông hoa dại lớn lên với tuổi thơ khắc nghiệt không cha mẹ bên cạnh, tuy nhạy cảm nhưng là 1 đứa luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực, mạnh mẽ vượt qua kỳ thị, khó khăn với tinh thần thép. 1 đứa con gái 39 kg nhưng tha theo 41 kg hành lý, 1 mình sang đất nước xa lạ làm việc, không bạn bè, không người quen, bị đồng nghiệp Trung Quốc bắt nạt, cũng từng lê lết ốm đau, 1 mình trong viện cũng chưa bao giờ yếu đuối, chưa bao giờ cho phép mình buồn chán.
Tôi sinh con đầu lòng khi 30 tuổi, độ tuổi chín chắn và công việc, kinh tế ổn định. Như bao bà mẹ khác, ngày con đến bên tôi, tôi vỡ òa trong hạnh phúc ‘bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông con chào đời’. Tôi có mẹ sang chăm, có gia đình bên Việt Nam thăm hỏi cổ vũ từ xa, có chồng ở bên. Nhưng ngay sau khi sinh xong, tôi đã trải qua những đêm dài mất ngủ, tôi không ngủ được cả đêm lẫn ngày, dù được ưu tiên nằm riêng 1 phòng. Tôi bắt đầu có cảm giác bất lực, tuyệt vọng, khóc lóc, mất kiểm soát cảm xúc, tôi vô cảm với con tôi, tôi bắt đầu trách móc và căm ghét bản thân ‘sao mình lại đáng ghét thế này? Mình đã từng hạnh phúc trò chuyện với con mọi lúc mọi nơi khi con còn trong bụng, đã nắn nót gấp từng chiếc áo chờ con ra đời, mong ước được nắm từng ngón tay nhỏ xinh cơ mà, sao giờ mình thành con mẹ vô lương tâm thế này, mình không xứng đáng làm mẹ, mình không đáng sống’. Vào đêm thứ 10 sau khi sinh, giữa cái lạnh âm độ, tuyết rơi, trong bộ áo ngủ mỏng manh, tôi trốn nhà và lao ra biển, tôi lội xuống qua kè đá, và bắt đầu tự nhấn chìm cơ thể. Khi đã sặc no 1 bụng nước, tôi ngạt thở, tai và mắt tôi gần như mất cảm giác, thì như 1 tia sáng lóe lên trong đầu ‘mình không thể chết như thế này được, bố mẹ sẽ đau lòng lắm, con mình sẽ khổ lắm’. Lấy hết sức bình sinh vùng vẫy, kỳ tích là 1 đứa không biết bơi như tôi lại có thể nhích và với được mỏm đá để lết vào. Cơ thể tôi cứng đờ vì lạnh, tôi không có cảm giác gì ở chân, chỉ biết là nhấc chân như robot lết về nhà. Mẹ và chồng tôi ôm tôi khóc, rồi khẩn cấp lau chườm để làm nóng từng ngón tay, ngón chân, cơ thể tím bầm, cứng đờ vị lạnh của tôi, gia đình ở VN cũng khóc. Những ngày sau đó, giấc ngủ lẫn tâm trạng tôi không tốt lên, mất ngủ kéo dài khiến thần kinh tôi mệt mỏi hơn, ăn uống nôn ọe, cạn kiệt sinh lực và chí lực.
Khi con tôi 1 tháng 4 ngày, mọi người quyết định đưa mẹ con tôi về VN để gia đình chăm sóc, thuốc thang. Trong nhà, ai cũng phải đi làm, nhưng vẫn dành hết tâm sức chăm sóc mẹ con tôi. Bố tôi, nhẫn nại sắc từng thang thuốc bê lên dỗ dành con gái uống. Mẹ tôi, ngoài giờ chợ búa,cơm nước, chăm cháu thì chăm con giúp tôi. Chị tôi có công việc và con nhỏ, nhưng vẫn dành thời gian ôm ấp, vỗ về tôi mỗi tối. Em tôi tìm hiểu mọi thông tin, nhờ bác sỹ tư vấn. Về nhà được hơn 1 tuần, thì con tôi viêm phổi nặng, mẹ và em tôi vào viện chăm con cho tôi. Con tôi ra viện 2 tuần, thì lại tái nhiễm. Tôi thấy mình vô tích sự, không đủ năng lực làm mẹ, toàn làm con ốm. Mọi người yêu thương hết mực, mà sao đầu óc tôi lúc nào cũng thấy sợ hãi, và không ngừng nghĩ đến cái chết, tôi tự nguyền rủa bản thân mình. Tôi không muốn gặp gỡ ai, chồng gọi về, tôi cũng không muốn nói chuyện. Khi tôi nói ra những suy nghĩ, cảm nhận của mình, thì ai cũng bảo vớ vẩn, linh tinh, có gì đâu mà phải nghĩ, nghĩ mọi thứ tích cực lên. Tôi lại càng thấy mình dị biệt, càng thấy mình không đáng sống.
Rồi chị tôi đưa tôi đi viện Tâm thần, bác sỹ bảo tôi bị LOẠN THẦN (dạng trầm cảm nặng, không kiểm soát được suy nghĩ, cảm xúc lẫn hành vi của mình), nguyên nhân sau sinh và mất ngủ kéo dài, suy nhược cơ thể. Họ cho tôi thuốc ngủ SEDUXEN và thuốc chống trầm cảm. Cứ mỗi lần đổi thuốc lẫn phương pháp, từ thuốc Tây, thuốc Bắc, thuốc Nam, rồi châm cứu, là 1 lần tôi hy vọng sẽ thoát ra được khỏi tình trạng kinh khủng đó. Nhưng rồi tôi lại tuyệt vọng vì thuốc không có tác dụng với tôi, có ai uống thuốc ngủ loại nặng mà vẫn không ngủ được như tôi đâu Trời. Tôi lại chuyển qua suy nghĩ tiêu cực hơn: không phải mình bị bệnh, người ta uống 2 tuần là khỏi, mình thế này là do bản chất con người mình thay đổi, mình thành loại người khốn nạn, vô trách nhiệm với con, hành hạ gia đình, loại như mình không xứng đáng sống.
Mấy tháng ròng, mọi người bắt đầu mệt mỏi và sốt ruột vì mãi không thấy tôi khá hơn, mọi người nghĩ là tôi yếu đuối, bi lụy. Tôi bắt đầu sợ hãi mọi âm thanh, những lời quát tháo. Tôi thấy mình như bóng tối bao phủ lên toàn gia đình. Tôi thấy mình đáng ghét, đáng chết đi cho rảnh nợ, không dám nói ra suy nghĩ thật của mình nữa. Tôi bắt đầu sống ‘2 mặt’. Tôi 1 mặt phải diễn tỏ ra bình thường trước mặt mọi người, tôi tự chăm con và mẹ hỗ trợ thêm. Mặt khác, khi ở 1 mình với con, tôi trượt dài trong những suy nghĩ tiêu cực, tự làm đau bản thân bằng cách bứt tóc, cắn gặm chân tay, đập đầu vào tường, vật vã với những cơn đau đầu như đang bị tra tấn bởi hàng trăm quả cầu sắt trong đầu. Họ hàng, bạn bè tới thăm, thế là tôi lại phải ‘DIỄN’. Mỗi ngày, tôi chỉ thiếp lả đi từ 4h30 – 5h sáng vì quá mệt, mỗi lần tỉnh dậy, tôi thấy đau khổ vô cùng vì phải sống tiếp. 23.5 tiếng còn lại trong ngày dài vô tận với những cơn đau đầu, những cảm giác tiêu cực hành hạ. Mất ngủ kéo dài, các cơ quan nội tạng suy yếu chức năng, tôi ăn uống gì cũng chỉ 5 phút sau là bị nôn ra, có lẽ gần như hết sạch. Những gì giữ lại được, thì lại đi ra ngoài nguyên hình dạng và màu sắc như khi nạp. Tôi đi không vững, chân tay run rẩy, không điều khiển chính xác được mỗi thao tác, pha sữa cho con cũng đổ chệch ra ngoài, gắp thức ăn cũng không trúng, bế con thì run lẩy bẩy, tay phải không thể xòe ra để cầm nắm do viêm gân cổ tay. Nếu chỉ đau đớn vì bệnh tật, cơ thể yếu đuối thì có thể dùng ý chí để vượt qua, còn tôi, LOẠN THẦN là tôi mất cả ý chí. Sau 5 tháng ròng sống trong bóng tối bao trùm bởi bất lực và tuyệt vọng, lay lắt như chiếc lá cuối cùng của O’Henry, có lẽ do nội tiết có bình ổn lại chút, tôi bắt đầu lờ mờ hiểu ra vấn đề của mình, làm sao để mình cảm thấy dễ chịu nhất. Tôi hiểu rằng, nếu cứ tiếp tục cố gắng chăm con trong tình trạng như vậy, tôi sẽ không thể bình phục được, tôi cần một khoảng lặng để tĩnh tâm, cần thời gian để nghỉ ngơi cho các cơ quan hồi phục lại. Tôi quyết định nhờ gia đình (chủ yếu là mẹ) chăm con giúp tôi, tôi bay lạị sang Nhật.
Tôi đăng ký phòng tập, nhưng họ đo các chỉ số, bảo cơ thể tôi yếu lắm, huyết áp 80/70 không thể tập được, năn nỉ mãi, họ cũng cho tôi đăng ký, nhưng chỉ cho tôi dùng máy đi bộ với tốc độ chậm, và luôn có người theo dõi để ứng cứu khi cần. Giai đoạn đầu rất khó nhọc, tôi mệt tới đêm mê sảng, chồng tôi lại lôi ảnh và clip của con để tôi xem, để tôi tỉnh lại. Tôi bắt đầu đi chữa dạ dày, đại tràng v.v…Mỗi ngày, tôi luôn ngắm ảnh con để lấy động lực, để dùng lý trí ăn từng miếng, nhai bằng lý trí, cố kìm để thức ăn không bị trào ngược ra, cố tập từng cấp độ để lấy lại sức khỏe, mong đón con sang đoàn tụ sớm nhất có thể. Sau 6 tháng, tức là khi con tôi 1 tuổi, tôi mới bình phục hoàn toàn, tôi về thăm con, rồi lại sang để đi làm lại, dành dụm tiền để chuẩn bị đón con sang hẳn khi con tròn 18 tháng.
Tôi quyết định nghỉ cty, chuyển sang làm phiên dịch tự do để có thời gian bù đắp cho con. Thật kỳ diệu là con trai không hề tỏ ra lạ lẫm khi gặp lại tôi, dù là lần tôi về thăm, hay lần tôi về đón con sang. Con vẫn theo và quấn tôi như chưa hề xa cách. Trở lại là chính mình, tôi lại lạc quan, mạnh mẽ, dồi dào năng lượng tích cực như xưa. Tuy thu nhập phiên dịch tự do không đều, nhưng những ngày sau đoàn tụ, là những ngày hạnh phúc vô bờ bến, mẹ con tôi đi đâu, làm gì cũng có nhau, như đôi tình nhân. Tôi chẳng quan tâm có tiền tiết kiệm hay không, chỉ cần mỗi ngày, tôi được bên con là ĐỦ. Dù nhiều khi, ra đường, thấy những đứa trẻ khác có anh chị em, tôi nhìn con mình, thấy thương và có lỗi với con vô cùng. Nhưng nếu ai đã trải qua 1 năm kinh hoàng như tôi, chắc cũng đồng tình là tôi không nên sinh thêm, để đảm bảo sức khỏe chăm lo con trai.
Ngày con trai tròn 2 tuổi, tôi biết mình có bầu ngoài dự tính. Tôi đã khóc vì hoang mang. Với bản năng làm mẹ, tôi quyết định giữ lại, vì tôi quá yêu con trai của tôi, dù tôi có lo cho con đầy đủ như thế nào, thì không gì có thể quý giá bằng tình thân ruột thịt. Tôi đã xác định, nếu chẳng may, lại phải chết đi sống lại như lần trước, tôi vẫn chấp nhận, để con trai có anh có em, đó là món quà ý nghĩa nhất tôi có thể tặng con trong cuộc đời này. Quyết định xong, tôi lại lạc quan, mạnh mẽ như bản năng vốn có, tôi nhận thêm nhiều việc, vừa dạy dịch ở trường trung cấp, vừa đi dịch tự do. Tuy bụng to và vẫn chủ động đưa đón con lớn, cơm nước (công việc của chồng tôi hay về muộn), tôi vẫn đi làm kín các ngày trong tuần, có cuối tuần còn đi dạy tiếng Việt thêm. Có những ngày, tôi di chuyển gần 1,000km, ngồi tàu 7 tiếng, dịch hơn 1 tiếng lại về luôn trong ngày, mệt lắm, nhưng chỉ cần thấy con chạy nhào vào lòng khi tôi tới đón, là bao mệt mỏi tan biến hết. Cũng có những đợt con ốm cả tuần, con khỏi thì mẹ bầu ốm theo, cũng mất ngủ, cũng mệt mỏi, nhưng ngắm Mặt trời bé con của tôi, nghe tiếng đạp của anh bé trong bụng, mệt mỏi tiêu tan.
Rồi Mặt Trời Bé Con thứ 2 của tôi cũng chào đời trong sự hân hoan của cả nhà. Sau sinh, tôi cũng mất ngủ y vậy, trong ngày cũng có lúc rơi vào trạng thái tiêu cực, nhưng rồi tự cố gắng cho qua đi. Tình hình tệ khi con bé của tôi hơn 2 tháng, cũng lại viêm phổi và nằm viện. Con nằm viện hơn 2 tháng, vì lây nhiễm chéo vài bệnh khác trong viện. Tới lúc này, thì tôi kiệt sức vì mất ngủ. Tôi đi gặp bác sỹ và khám đầy đủ. Mọi chuyện quay vòng lại như lần đầu tiên, những ngày mất ngủ, những ý nghĩ tiêu cực, nhưng cơn nôn ọe. Nhưng những phút tỉnh táo hiếm hoi trong ngày, tôi tự viết ra những suy nghĩ tích cực, những việc phải làm dán lên tường: "uống thuốc đúng giờ", "mang đồ vào viện cho con", "mua sữa cho con", "mình chỉ đang mệt thôi, đây chỉ là tình trạng tạm thời thôi", "mình đang mệt, đừng nghĩ gì lúc này, đừng làm gì lúc này, làm gì cũng sẽ sai" v.v.... để khi rơi vào trạng thái không còn là mình, tôi nhìn vào đó, để không làm điều dại dột. Tôi lại đi lại hành trình cũ để tìm lại chính mình, nhưng lần này, cả 3 mẹ con tôi cùng ở lại Nhật, gia đình nhỏ 4 người của tôi đã cùng nhau đi qua những ngày tăm tối đó. Không biết bao lần, chồng tôi phải mang xe đẩy con đi tìm vợ😢. Chúng tôi ít liên lạc về nhà, vì không thể để bố mẹ đau lòng thêm 1 lần nữa.
Cả 2 lần sinh con, rất nhiều lần, tôi đã tìm tới sự giải thoát. Khi thì tự ngâm mình xuống biển, khi thì định nhảy tàu, khi thì định nhảy lầu chung cư. Nhưng giữa ranh giới của sự sống và cái chết đó, thì đều có tia ý nghĩ sáng vụt qua trong đầu: bố mẹ sẽ đau lòng, con mình sẽ ra sao, mình chết rồi là mình xong, nhưng tiền đâu để gia đình đền bù nếu mình nhảy tàu, những người ở chung cư vô tội, sao có thể để họ bị ám ảnh và sợ hãi bởi cái chết của mình v.v...Chỉ là những tia sáng le lói vụt lên trong bóng tối thôi, cũng đã giúp tôi quay lại về hướng mặt trời. Khi bạn đọc những dòng này, bạn chỉ có thể hiểu được 5% của sự kinh khủng đó, bởi căn bệnh này, chỉ những ai trải qua rồi, mới có thể đồng cảm sâu sắc. Đó là những chuỗi ngày dài vô tận, giằng xé giữa 2 con người trong cùng 1 cơ thể, mà phần TỐI áp đảo hơn phần SÁNG rất rất nhiều lần😢.
2 lần sinh con, 2 lần chênh vênh, nhọc nhằn bước qua lằn ranh sinh tử. Để bây giờ, mỗi sáng thức giấc, tôi ôm chặt 2 con, luôn thầm nghĩ đúng như câu ‘Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương’. Tôi trân trọng mỗi phút giây ở bên gia đình. Tôi bình thản trước mọi khó khăn, những chuyện không vui trong cuộc sống. Trừ việc mất đi người thân yêu, tôi không bao giờ buồn chuyện gì quá 24h. Tôi quên và buông rất nhanh. Cảm ơn gia đình, cảm ơn ông Trời đã cho tôi còn ở đây💝!
Qua câu chuyện này, tôi chỉ hy vọng, mọi người có cái nhìn rộng hơn về trầm cảm sau sinh, nó là trạng thái bệnh lý ngoài mong muốn, kiểm soát của người bệnh, họ không thể suy nghĩ được như người bình thường. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm về thần kinh của mỗi người. Nhẹ thì chỉ lo lắng, bất an, mất ngủ nhẹ 2 tuần đầu. Mức trung bình thì lo lắng, khóc lóc, cáu gắt vô cớ. Nặng thì mất ngủ kéo dài, u uất, hay nghĩ tới tự tử, ảo giác, tưởng tượng (như tôi). Không ai khác, chính họ phải tự vượt qua. Nhưng liều thuốc hỗ trợ tốt nhất là sự ĐỒNG CẢM và THẤU HIỂU của người thân. Đừng nói với họ những câu: có gì đâu mà phải chán, tao ngày xưa còn khổ gấp vạn lần. Phải mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực lên. Trẻ con thì chỉ có ăn, ị, khóc thôi, gì mà cứ làm quá lên. Ai mà chẳng phải trải qua lúc con mọn khó nhọc. Đẻ con ra thì phải chăm chứ v.v… Những câu đó, sẽ làm cho họ thấy mình vô dụng, chán ghét bản thân, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. 1 câu nói ác ý giai đoạn này, cũng có thể vô tình làm mất đi 1-2 sinh mạng. Nếu không thể nói lời ngọt ngào, thì hãy yên lặng lắng nghe họ nói. Họ chỉ cần được lắng nghe và nghỉ ngơi, hãy kiên nhẫn cùng họ vượt qua.
Vâng, trong cuộc đời này, rào cản lớn nhất không phải là giông bão cuộc đời, tác động ngoại quan, mà là CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. Mất chính mình là mất mát lớn nhất, vượt qua chính mình là khó khăn nhất. Chúc cho phụ nữ - một nửa của thế giới luôn được Bình an và Hạnh phúc.
Bài em đã viết rồi xoá nhiều lần, không dám đăng, nhưng phút cuối, em đã quyết định đăng, hy vọng nó có ích cho ai đó. Mỗi trường hợp, hoàn cảnh sống sẽ có cách cải thiện cụ thể khác nhau, em không thể viết hết trong 1 bài. Nếu có ai cần hỗ trợ, có thể comment để mọi người cùng chia sẻ nhé, cùng nhau lan toả năng lượng yêu thương ấm áp, để bảo vệ những người phụ nữ của chúng ta, các bạn không đơn độc trong cuộc chiến này, cùng nhau ở lại nhé💪💝.
Cảm ơn Yêu Bếp đã cho rất nhiều người, trong đó có em, dũng cảm chia sẻ góc khuất của mình!
#mySHEro #ThửTháchTháng3 #EsheepKitchen
#Thếhệbìnhđẳng #IWD2021

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH

#MặtTrờiTrongTôi #YêuBếpTRẦM CẢM SAU SINH, 2 LẦN SINH CON LÀ 2 LẦN VƯỢT QUA LẰN RANH